Học tập đạo đức HCM

Xây dựng nông thôn mới: Tránh nôn nóng, đạt tiêu chí bằng mọi giá

Thứ bảy - 05/11/2016 08:28
Trong phiên họp ngày 4-11, Quốc hội thảo luận về nội dung giám sát việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2015 gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Một số ý kiến thẳng thắn chỉ ra hạn chế.


ảnh 1

Chương trình xây dựng nông thôn mới đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận

Nguy cơ thua trên sân nhà khi hội nhập

ĐB Nguyễn Ngọc Phương (đoàn Quảng Bình) nhận định, từ trước đến nay chưa có chương trình nào được đông đảo người dân tham gia như chương trình xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu nông nghiệp.

Tuy vậy, hiện nguồn lực đầu tư cho chương trình này chưa đáp ứng yêu cầu cấp thiết của các địa phương. Một số tiêu chí đưa ra bất hợp lý gây lãng phí, nhiều xã chạy theo thành tích, nóng vội dẫn đến nợ đọng khi xây dựng nông thôn mới.

Còn theo ĐB Võ Kim Cự (đoàn Hà Tĩnh), hình thái tổ chức sản xuất nông nghiệp nước ta còn manh mún, lạc hậu, mang tính tự cung tự cấp. Một số địa phương không có doanh nghiệp, hợp tác xã, nên không có ai lo từ giống, vật tư nông nghiệp đến tiêu thụ sản phẩm.

Cũng theo ĐB Võ Kim Cự, việc xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu nông nghiệp là chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân, là vấn đề trọng tâm và thường xuyên của cả hệ thống chính trị. Tuy vậy, hiện ngành nông nghiệp còn một số tồn tại. Đó là khâu tiêu thụ sản phẩm bị phân tán giữa ngành và địa phương. Việc đầu tư phát triển, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất chưa đúng mức và đúng tầm. 

ĐB Nguyễn Quốc Bình (đoàn Hà Nội) phát biểu, lĩnh vực nông nghiệp đang đặt ra nhiều vấn đề đáng quan tâm, đó là việc nông dân lạm dụng chất hóa học, đặc biệt là phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc bảo vệ thực vật làm ra sản phẩm nông nghiệp không an toàn, gây thoái hóa đất canh tác, ô nhiễm môi trường dẫn đến hậu quả lâu dài.

Nếu không đẩy nhanh việc xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu nông nghiệp thì sản phẩm nông nghiệp sẽ thua ngay trên sân nhà khi hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.

Gỡ “nút thắt” về tích tụ ruộng đất

Cho ý kiến về chính sách hạn điền, ĐB Ngô Sách Thực (đoàn Bắc Giang) kiến nghị, cần tháo gỡ những nút thắt trong cơ chế chính sách hiện hành về tích tụ ruộng đất cũng như hỗ trợ để phát triển hợp tác và doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn. 

Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, cần tránh nôn nóng đạt tiêu chí bằng mọi giá, phấn đấu đạt tiêu chí đã khó, nhưng giữ vững tiêu chí còn khó hơn. Nên bổ sung vào nghị quyết nhiệm vụ của các địa phương đã đạt tiêu chí thì phải phấn đấu nâng cao chất lượng và phải được công nhận lại theo tiêu chí mới.

Bên cạnh đó, kinh nghiệm thành công trong thời gian vừa qua đã chỉ rõ, công khai, dân chủ trong phân bổ nguồn lực, vốn hỗ trợ, làm tốt trong giám sát, đầu tư cộng đồng, tự quản sẽ huy động được sức dân và sự đóng góp của người dân vào xây dựng nông thôn mới. 

Đồng quan điểm, ĐB Bùi Thanh Tùng (đoàn Hải Phòng) cho rằng, theo quy định, hạn mức giao đất nông nghiệp không quá 2ha cho mỗi loại đất là quá thấp so với thực tiễn, khiến người dân không thể áp dụng cơ giới hóa, sản xuất khối lượng sản phẩm lớn, đặc biệt là sản phẩm dành cho xuất khẩu.

Đại biểu kiến nghị Chính phủ, Quốc hội sớm xem xét sửa đổi Luật đất đai theo hướng tăng, tiến tới xóa bỏ hạn mức đất nông nghiệp, rà soát tổng thể các quy định về chính sách hỗ trợ liên quan đến sản xuất nông nghiệp.

Nói về bệnh thành tích trong xây dựng nông thôn mới, ĐB Nguyễn Sỹ Cương (đoàn Ninh Thuận) bày tỏ quan điểm, xu hướng chạy theo thành tích trước sức ép hoàn thành các tiêu chí đã khiến nhiều địa phương tự xoay sở tìm mọi cách huy động nguồn lực phục vụ chương trình, dẫn đến các khoản nợ không có khả năng thanh toán.

Dấu hiệu thiếu minh bạch trong xây dựng nông thôn mới đã xuất hiên như sai phạm xé lẻ gói thầu thành gói thầu nhỏ tạo điều kiện thuận lợi cho nhà thầu, sau đó làm hồ sơ giao thầu tiếp, tránh chuyện đấu thầu. 

Tình trạng lãng phí trong xây dựng các công trình cũng diễn ra khá phổ biến. Một số trạm y tế đầu tư thiết bị trị giá hàng trăm triệu đồng nhưng thiếu đồng bộ nên vẫn chưa đưa vào hoạt động. Không ít nhà văn hóa dù được đầu tư hàng tỷ đồng nhưng vẫn cửa đóng then cài, còn khu thể thao thì vắng lặng đìu hiu.

“Giải pháp trong thời gian tới là cần nâng cao chất lượng đời sống của người dân, tổ chức kiểm tra, giám sát tập trung vào những vấn đề quan trọng. Việc thanh tra, phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm, hành vi lợi dụng chương trình để trục lợi theo quy định của pháp luật cũng là việc rất cần làm” - ĐB Nguyễn Sỹ Cương đề xuất.

Phải xác định đây là chương trình liên tục, bền bỉ

Phát biểu giải trình trước Quốc hội về ý kiến của các đại biểu về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (giai đoạn 2010-2015) gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng, qua gần 6 năm thực hiện chương trình, dù trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn, kết quả đạt được lớn nhất là sự nhận thức đồng bộ của cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ, vào cuộc của toàn dân.

Trong thời gian ngắn, chúng ta đã huy động được trên 1 triệu tỷ đồng đầu tư cho nông nghiệp nông thôn. Đời sống vật chất tinh thần của nhân dân được cải thiện, thu nhập bình quân của người dân tăng, đội ngũ cán bộ ở một số địa phương trưởng thành vượt bậc. 

Tuy vậy, quá trình triển khai chương trình đã bộc lộ không ít tồn tại. Với những hạn chế đã được chỉ ra, thời gian tới Chính phủ cần chỉ đạo tập trung khắc phục, từng ngành, từng địa phương phải nhận thức rõ trách nhiệm của mình, đồng thời xác định đây là chương trình liên tục, bền bỉ, không phải một giai đoạn nhất định nên phải kiên trì, đồng bộ. 

Nguồn:/anninhthudo.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập203
  • Hôm nay59,640
  • Tháng hiện tại890,367
  • Tổng lượt truy cập92,064,096
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây