Học tập đạo đức HCM

Chế biến thủy sản XK ở Bình Định: Khó trăm bề

Thứ hai - 12/11/2012 19:20
2012 là năm đầy khó khăn, thách thức đối với các doanh nghiệp (DN) chế biến thủy sản xuất khẩu (CBTSXK) của cả nước nói chung, Bình Định nói riêng. Trong khi bài toán đầu vào vẫn chưa được giải quyết thì thời gian gần đây các DN CBTSXK lại gặp khó ở đầu ra...

Khó chồng khó

Theo tính toán của các DN, so với đầu năm 2011, hiện chi phí đầu vào của hoạt động CBTSXK tăng khoảng 30%. Trong khi đó, giá sản phẩm thủy sản xuất sang các thị trường truyền thống như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc… đều không tăng, thậm chí có lúc giảm.

Từ đầu năm đến nay, việc điều chỉnh lãi suất ngân hàng diễn ra khá chậm chạp, khiến nhiều DN phải xoay xở trả nợ vay với lãi suất cao. Bên cạnh đó, các chi phí đầu vào như: giá điện, nhân công, bao bì, cước vận chuyển, thuế bảo vệ môi trường đối với bao bì nhựa PE, phí kiểm dịch thú y… tăng, ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) của DN.

Đầu vào đã khó, đầu ra cũng gian nan không kém. Các DN CBTSXK đang phải đối phó với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các "đối thủ" như Thái Lan, Inđônêxia và đặc biệt là Ấn Độ, khi Chính phủ những nước này đã có các chính sách hỗ trợ nuôi tôm phục vụ chế biến xuất khẩu. Nhiều DN đã chấp nhận bán sản phẩm với giá bằng hoặc thấp hơn giá thành nhưng vẫn không có khách hàng.

Tại Nhật Bản, thị trường lớn của các DN CBTSXK cũng đang gặp khó do các rào cản kỹ thuật. Ngày 31/8 vừa qua, các nhà nhập khẩu Nhật Bản thông báo sẽ tiến hành kiểm tra 100% lô tôm nhập khẩu từ Việt Nam về chỉ tiêu Ethoxyquin (chất dùng chống ôxy hóa trong thức ăn chăn nuôi). Ngay sau khi có thông tin này, các DN CBTSXK trên địa bàn tỉnh Bình Định đã giảm lượng hàng xuất sang thị trường Nhật Bản để tránh gặp rủi ro.

Bà Cao Thị Kim Lan, Giám đốc Công ty cổ phần Thủy sản Bình Định cho biết: "Hiện, giá đầu vào liên tục tăng, trong khi đầu ra gặp khó, đẩy DN CBTSXK như chúng tôi đến chỗ khó khăn vì làm ăn không có lãi".

Cần tiến lên "chuyên nghiệp" thực sự

Ông Nguyễn Văn Thắng, Phó Giám đốc Sở Công Thương Bình Định cho biết: "Công bằng mà nói, khủng hoảng đã tác động đến SXKD của DN, lấy đi nhiều cơ hội lẫn lợi thế của DN này, nhưng đồng thời cũng tạo ra cơ hội, lợi thế cho DN khác. Những khó khăn trong thời gian qua cũng là điều kiện để ngành thủy sản Bình Định nhìn lại mình, phải chấn chỉnh lại từng khâu từ khai thác đến chế biến, xuất khẩu".

Theo các chuyên gia kinh tế, để ngành CBTSXK của tỉnh Bình Định có thương hiệu, khẳng định được vị trí trên thị trường quốc tế, các DN CBTSXK phải có tầm nhìn xa nhằm vượt qua những thách thức và tìm kiếm cơ hội phát triển. Trong đó, các DN cần chuyển từ đầu tư chiều rộng sang đầu tư chiều sâu, bền vững; đổi mới thiết bị, công nghệ hiện đại. Ngoài ra, nếu biết tận dụng tính năng của các thiết bị hiện đại, DN còn có thể tạo thêm nhiều sản phẩm mới trên cơ sở nguyên liệu hiện có, đặc biệt là các sản phẩm tinh chế, sản phẩm có giá trị gia tăng cao.

Để tạo nguồn nguyên liệu ổn định phục vụ hoạt động CBTSXK, Bình Định cần tăng cường đầu tư xây dựng hạ tầng và thắt chặt công tác quản lý việc mua bán thủy sản ở các bến cá. Cơ quan quản lý nhà nước cần quan tâm quản lý chất lượng nguồn nguyên liệu trong khai thác, nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là việc sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng và hóa chất trong bảo quản thủy sản đánh bắt; cần phối hợp với DN trong việc xây dựng và củng cố thương hiệu hàng thủy sản xuất khẩu…

Minh Hạnh

Nguồn:kinhtenongthon.com.vn

 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập399
  • Máy chủ tìm kiếm12
  • Khách viếng thăm387
  • Hôm nay47,065
  • Tháng hiện tại1,163,405
  • Tổng lượt truy cập88,518,475
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây