Học tập đạo đức HCM

Ồ ạt bỏ lúa trồng cam

Chủ nhật - 11/11/2012 05:21
Trúng mùa, được giá, lợi nhuận cao, nông dân ở một số tỉnh ĐBSCL như Vĩnh Long, Hậu Giang... đang bỏ lúa đổ xô trồng cam sành bất chấp khuyến cáo về viễn cảnh “dội chợ, ế hàng” khó tránh khỏi.
Những ngày này, đi dọc quốc lộ 54 qua địa bàn các xã Thuận Thới, Thiện Mỹ, Vĩnh Xuân (huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long) đâu đâu cũng thấy người dân ồ ạt lên liếp trồng cam trên đất ruộng
Bỏ lúa chạy theo cam sành
Ông Trần Văn Hùng, nông dân xã Thuận Thới, cho biết: “Tôi có ba công ruộng nhưng nhiều năm liền không khá lên nổi. Thấy nhiều người chuyển sang trồng cam sành trúng lớn, lợi nhuận thu được gấp 10 lần trồng lúa nên tôi cũng bỏ lúa chạy theo cam sành”. Theo ông Hùng, mấy năm gần đây vào vụ nghịch giá cam loại 1 có lúc được thương lái mua tại ruộng 30.000-33.000 đồng/kg, giá bèo cũng từ 25.000 đồng/kg nên người trồng cam lãi lớn. Còn vụ thuận dù giá cam ở mức 7.000-10.000 đồng/kg nông dân vẫn có lời.
Trong khi đó, anh Nguyễn Hoàng An (ấp Vĩnh Thạnh, xã Thuận Thới) cũng cho hay mấy năm gần đây cam sành có giá nên nông dân có nhiều đất ở Trà Ôn đổ xô trồng và thu về bạc tỉ sau một mùa vụ.

Cũng theo anh An, do hấp dẫn từ giá cam nên một số người dân địa bàn khác cũng tìm đến địa phương thuê đất trồng cam với giá 4-4,5 triệu đồng/công, thời gian 4-5 năm. Với mức giá trên, một số nông dân ít vốn sẵn sàng bỏ nghề trồng lúa cho thuê đất, bởi theo tính toán của họ mỗi công ruộng làm ba vụ/năm cũng chỉ cho lợi nhuận 4-5 triệu đồng.
Theo ông Nguyễn Phương Bình - cán bộ nông nghiệp xã Thuận Thới, toàn xã hiện có trên 306ha đất trồng cam (chiếm 1/3 diện tích đất nông nghiệp của xã), chủ yếu được trồng trên đất lúa. Tuy nhiên do trồng theo phong trào mà không biết cách chọn cây giống lẫn khâu chăm sóc nên một số người trồng cam không hiệu quả.
Số liệu của Phòng NN&PTNT huyện Trà Ôn cho thấy diện tích trồng cam sành ở huyện đã lên đến 2.200ha, tập trung nhiều ở các xã Thuận Thới, Vĩnh Xuân, Thiện Mỹ và vùng chuyên canh cây ăn trái các xã Tích Thiện, Lục Sĩ Thành, Phú Thành. Ông Nguyễn Văn Tám, trưởng Phòng NN&PTNT huyện, dự báo thời gian tới diện tích trồng cam tiếp tục tăng. “Huyện chỉ khuyến cáo người dân nên trồng cam tập trung để chủ động nguồn nước và dễ kiểm soát dịch bệnh nhưng phần lớn người dân vẫn trồng tự phát” - ông Tám nói.
Tăng trưởng “nóng”
Trong khi đó, cây cam sành cũng đang tăng trưởng nóng tại tỉnh Hậu Giang gây quan ngại cho chính quyền địa phương. Chỉ đạo khống chế phát triển diện tích của lãnh đạo tỉnh đưa ra đã không có tác dụng khi đất trồng lúa đang ngày càng teo tóp dần.
Ông Ngô Văn Khởi, phó Phòng kinh tế thị xã Ngã Bảy, nói phong trào người dân bỏ đất ruộng trồng cam sành đang rất nóng và khó kiểm soát tại một số xã vì lợi nhuận từ cam sành so với lúa cao hơn gấp nhiều lần trên cùng một diện tích.
Từ đầu năm đến nay người dân xã Đại Thành đã bỏ trên 68ha đất lúa để lên liếp trồng cam, còn xã Tân Thành cũng “xóa sổ” trên 11ha đất lúa, bất chấp cuối năm 2011 chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang đã chỉ đạo các địa phương phải khống chế diện tích, phát triển theo quy hoạch của tỉnh đề ra. Theo thống kê, toàn thị xã Ngã Bảy hiện có 2.150ha cam sành thì xã Đại Thành chiếm 1.029ha, xã Tân Thành chiếm 1.043ha.Ông Chế Văn Lạc, phó chủ tịch UBND xã Tân Thành, cho biết toàn xã chỉ còn sót lại khoảng 4,4ha đất lúa, bởi hầu hết người dân đã chuyển sang trồng cam sành. “Mỗi thửa chỉ một vài công nằm lọt thỏm giữa các vườn cam thường bị chuột phá hoại nên người dân không mặn mà trồng lúa mà đang muốn chuyển hẳn sang trồng cam” - ông Lạc nói.
Tương tự, tại xã Phú Hữu (huyện Châu Thành) cũng diễn ra tình trạng phát triển nóng cây cam sành khiến chính quyền địa phương quan ngại. Hàng trăm hecta bưởi năm roi nổi tiếng của xã đã bị người dân đốn hạ để thay thế bằng cây cam. Ông Lâm Văn Út, chủ tịch UBND xã, lắc đầu cho biết khoảng 400ha bưởi năm roi Phú Hữu đang làm thương hiệu bị đốn bỏ gần hết, chỉ còn chưa tới 80ha.
Dội chợ, ế hàng
Theo ông Ngô Văn Khởi, 1ha lúa mỗi năm nông dân chỉ đạt doanh thu khoảng 50 triệu đồng, trong khi trồng cam sành có thể cho doanh thu gần nửa tỉ đồng. Với cách cho trái theo ý muốn (nghịch vụ) như hiện nay, nông dân có thể bán được giá cao (cao điểm giá trên 30.000 đồng/kg), trong khi chi phí bỏ ra chỉ khoảng 4.000 đồng/kg. Đây chính là hấp lực khiến nông dân bỏ lúa trồng cam.
Với lợi nhuận như vậy, ông Khởi nói người dân có thể đối mặt với rủi ro. Bởi diện tích cam đang cho trái của thị xã khoảng 1.000ha (tổng diện tích 2.150ha). Trong số này chỉ có 600ha cho năng suất, sản lượng 14.000 tấn mỗi năm. Sau hai năm nữa sản lượng tăng lên 40.000 tấn sẽ trở nên “quá hớp”, rơi vào tình trạng khủng hoảng thừa, rớt giá khi các địa phương khác đang đồng loạt trồng cam sành. Trong khi đó, ông Chế Văn Lạc cho biết hiện nông dân trồng cam bán được hay không phụ thuộc hoàn toàn vào thương lái.
Ông Nguyễn Văn Đồng, giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang, nói tỉnh quy hoạch khống chế diện tích cam sành khoảng 6.000ha nhưng hiện đã vượt trên 7.400ha. Ông Đồng cũng tỏ ra quan ngại cho tương lai cây cam sành khi khu vực ĐBSCL chưa có nhà máy chế biến cam sành, sản phẩm không đạt chất lượng để xuất khẩu, chỉ tiêu thụ nội địa... “Tỉnh đang quyết liệt xúc tiến tìm đầu ra nhưng nhiều doanh nghiệp chê mẫu mã không đạt, màu không đẹp, hạt nhiều, vị đắng, chua. Người dân trồng tự phát, không có đầu ra ổn định sẽ khó tránh khỏi tình trạng dội chợ” - ông Đồng nói.
 
Theo TTO

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập86
  • Hôm nay32,085
  • Tháng hiện tại1,122,804
  • Tổng lượt truy cập92,296,533
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây