Học tập đạo đức HCM

Chia sẻ quyền lợi với nông dân

Chủ nhật - 03/09/2017 23:32
Ngành nông nghiệp cần tăng cường tuyên truyền để nông dân thay đổi tập quán canh tác từ nhỏ lẻ sang quy mô lớn, có đầu tư bài bản, ứng dụng khoa học công nghệ, liên kết với doanh nghiệp nhằm đảm bảo đầu ra sản phẩm…
 

Nông dân có kinh nghiệm về sản xuất cây ăn trái

Nông dân có kinh nghiệm về sản xuất cây ăn trái

Theo Bộ NN-PTNT, trong 8 tháng đầu năm 2017, xuất khẩu rau quả của cả nước đạt khoảng 2,32 tỷ USD, tăng 46,5% so cùng kỳ năm 2016. Trái cây được xuất khẩu đến hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó 4 thị trường là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Hoa Kỳ chiếm khoảng 85% tổng giá trị xuất khẩu trái cây Việt Nam.
Xuất khẩu trái cây tăng liên tục trong mấy năm nay đã giúp nhiều nông dân cải thiện đời sống, từ đó mạnh dạn mở rộng diện tích sản xuất. 
Theo thống kê, đến nay diện tích cây ăn trái ở khu vực Nam bộ đạt hơn 410.100ha, chiếm khoảng 47,5% diện tích cây ăn trái của cả nước. Các địa phương phát triển cây ăn trái khá nhiều như Tiền Giang 70.000ha, Vĩnh Long 42.000ha, Hậu Giang 30.700ha, Bến Tre 28.000ha, Sóc Trăng 28.000ha, Đồng Tháp 23.000ha…
Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho rằng, xuất khẩu trái cây tăng trưởng ấn tượng và rất hứa hẹn trong tương lai; tuy nhiên, hạn chế lớn nhất hiện nay là diện tích canh tác trái cây đạt tiêu chuẩn GAP còn rất ít; mô hình sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị chưa nhiều; nông dân chưa nhận thức rõ lợi ích khi tham gia. Chính vì vậy, việc tiêu thụ trái cây vẫn còn ở dạng buôn bán tự phát, riêng lẻ nên chất lượng, mẫu mã không đồng đều và nông dân thường bị thương lái ép giá. Các nhà chuyên môn nhìn nhận, dù có chủ trương khuyến khích, nhưng việc thực hiện chuỗi liên kết trong sản xuất và tiêu thụ trái cây chưa chặt chẽ, giữa doanh nghiệp và nông dân thiếu sự gắn kết; thiếu cam kết trách nhiệm giữa các bên tham gia… 
Tiến sĩ Nguyễn Văn Hòa, Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam, cho rằng, để liên kết phát triển trái cây cần phát huy vai trò của hợp tác xã (HTX) và tổ hợp tác (THT). Thế nhưng hiện nay các HTX, THT sản xuất và doanh nghiệp về trái cây dù có tăng nhưng số lượng còn ít, thiếu gắn kết với vùng nguyên liệu, ngoài ra chưa có nhiều mô hình làm ăn thật sự hiệu quả để nhân rộng. Bên cạnh đó, sự liên kết giữa người sản xuất với nhau, giữa nông dân với doanh nghiệp tiêu thụ, nhà phân phối, đóng gói… khá lỏng lẻo; vai trò của chính quyền địa phương và các viện, trường còn mờ nhạt, chưa tạo nên động lực mạnh để gắn kết các bên tham gia với nhau một cách bền vững. Cũng cần thấy rằng, lâu nay tâm lý nông dân quen sản xuất cá thể, quy mô nhỏ và trồng vườn tạp, nhiều loại cây nhằm đề phòng mất cây này còn cây khác; đây là vấn đề không thích hợp cho sản xuất lớn mang tính hàng hóa. Nông dân sản xuất nhỏ như vậy không có khả năng tìm thị trường, quảng bá sản phẩm… 
Thực tế cho thấy, nông dân, HTX và THT đều có kinh nghiệm về sản xuất cây ăn trái, trong khi doanh nghiệp mới có điều kiện và khả năng về kinh doanh. Tuy nhiên, chính vì quyền lợi khác nhau, chưa chia sẻ lợi ích một cách hợp lý cùng nhau, nên vấn đề liên kết thường rơi vào cảnh tạm bợ, chưa chắc chắn, thiếu bền vững. Tháo gỡ những hạn chế trên, ngành chức năng cần vào cuộc quyết liệt trong liên kết sản xuất trái cây theo chuỗi giá trị. Nhà nước có các chính sách khuyến khích doanh nghiệp tham gia đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu trái cây quy mô lớn, gắn với nông dân, HTX, THT; có cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp xây nhà máy chế biến trái cây, kho lạnh bảo quản sau thu hoạch, bởi đây là những điểm yếu trong thu hoạch, bảo quản trái cây hiện nay. Ngành nông nghiệp cần quy hoạch lại vùng sản xuất trái cây diện tích lớn, trên cơ sở phát huy thế mạnh của từng địa phương; song song đó, tăng cường tuyên truyền để nông dân thay đổi tập quán canh tác từ nhỏ lẻ sang quy mô lớn, có đầu tư bài bản, ứng dụng khoa học công nghệ, liên kết với doanh nghiệp nhằm đảm bảo đầu ra sản phẩm…
“Phải làm sao để các doanh nghiệp có thể chia sẻ quyền lợi với nông dân. Muốn vậy, Nhà nước phải vào cuộc hỗ trợ và giám sát. Một khi chia sẻ được lợi nhuận, trách nhiệm giữa doanh nghiệp, nông dân và các bên có liên quan thì cây ăn trái sẽ phát triển bền vững, sản xuất sẽ đi vào nền nếp…”, Tiến sĩ Hòa, đề xuất.
Theo báo sggp.org.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập203
  • Máy chủ tìm kiếm15
  • Khách viếng thăm188
  • Hôm nay60,307
  • Tháng hiện tại60,307
  • Tổng lượt truy cập84,967,343
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây