Học tập đạo đức HCM

Chiếc máy "thần thánh" cho thấy nông dân 4.0 nhàn hạ như thế nào

Thứ hai - 12/03/2018 19:53
Quan niệm làm nông là phải vất vả xưa rồi và dường như đang dần lỗi thời với sự xuất hiện của công nghệ. Sự "hiện diện" của chiếc máy "thần thánh" dưới đây sẽ cho ta thấy nông dân 4.0 nhàn hạ như thế nào.

“Làm nông bây giờ không còn phải phụ thuộc mưa nắng, nước non hay những lúc trái gió trở trời… Người nông dân ở trang trại của tui cũng không còn phải chân lấm tay bùn, chỉ làm những việc đơn giản, phần còn lại, máy móc lo hết!”- ông Đoàn Huỳnh Thông – chủ cơ sở hạt giống Chánh Phong quả quyết.

Củ ấu cũng tròn…

Không phải chỉ củ ấu, những hạt ớt, hạt dưa leo, hạt bầu hạt bí… dù ngắn dài méo tròn đủ kích cỡ đều sẽ trở nên tròn đều như nhau tại cơ sở hạt giống Chánh Phong do ông Thông làm chủ. Theo ông, tất cả đều là nhờ chiếc máy xử lý hạt giống được nhập khẩu từ Hà Lan.

“Chiếc máy này khi vận hành sẽ bọc một lớp thuốc bảo vệ hạt giống từ bên ngoài và kích thích hạt giống nảy mầm khỏe hơn. Đồng thời, máy cũng áo một lớp bột để tất cả hạt giống trở nên có kích cỡ như nhau, thuận tiện cho việc gieo hạt bằng máy móc”, vừa đưa chúng tôi đi thăm quan khu nhà xưởng lỉnh kỉnh những máy lớn máy nhỏ- ông Thông vừa chia sẻ.

 chiéc may 'thàn thánh' cho thay nong dan 4.0 nhan ha nhu the nao hinh anh 1

Ông Thông (áo trắng) vận hành chiếc máy “mặc áo” cho hạt giống, giúp hạt giống có kích cỡ đồng đều, thuận tiện cho việc cơ giới hóa khi gieo trồng. ảnh: Khải Huyền

Bên cạnh chiếc máy “mặc áo cho hạt giống”, ông Thông còn có rất nhiều máy móc khác để hỗ trợ công việc làm nông của gia đình từ khâu trộn đất, chuẩn bị nguyên liệu gieo hạt đến hệ thống tưới nhỏ giọt kèm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây, đo đếm “sức khỏe” của cây…

Đặc biệt, hệ thống cung cấp dinh dưỡng cho các vườn nghiên cứu, sản xuất của Chánh Phong được lập trình với độ chính xác tuyệt đối đến từng loại cây trồng khác nhau. Khi vận hành, hệ thống chỉ cung cấp vừa đủ nước, phân bón và các chất dinh dưỡng cho cây chứ không để bị dư thừa như khi canh tác bằng phương pháp truyền thống.

“Nhờ đó, lượng phân, thuốc, nước sử dụng giảm được 70% mà vẫn cho sản phẩm mẫu mã đẹp, đồng thời cũng giảm được khoảng 50% chi phí nhân công lai tạo” - ông Thông tự hào.

Làm nông không sợ mưa, nắng!

Theo ông Thông, hiện Chánh Phong đang tự nghiên cứu và sản xuất được khoảng trên 10 loại giống rau, củ, quả chất lượng cao như: ớt hiểm, ớt sừng, dưa leo, khổ qua, cà tím… với điều kiện trồng trong nhà màng nên không bị lẫn tạp và cho ra sản phẩm hạt giống tốt nhất.

Ông Thông chia sẻ, từ ngày bắt tay đầu tư vào nông nghiệp, ông luôn tận dụng các cơ hội để tìm hiểu, tiếp cận các tiến bộ khoa học kỹ thuật trên thế giới. Dù không hiểu rành rọt về “cuộc cách mạng 4.0” mà xã hội đang quan tâm, nhưng ông chủ Chánh Phong biết rõ rằng việc ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất nông nghiệp là điều cần thiết.

Ông cho biết, nhờ có hệ thống nhà lưới, nhà màng và các hệ thống tưới tiết kiệm, nông dân ngày này không còn phải sợ nắng mưa, sợ “ông trời” ỏng eo. Như ở trang trại Chánh Phong, tuy gọi là lao động nông nghiệp nhưng thực tế, nhân viên của ông làm việc như các công nhân trong nhà xưởng. Có chăng, lao động nông nghiệp thì có môi trường làm việc thỏa mái hơn, tinh thần thư giãn hơn… Trước đó vào hồi năm 2010, khi được cấp phép đầu tư vào Khu NNCNC TP.HCM, Chánh Phong đã xây dựng hệ thống nhà lưới nhà màng theo công nghệ từ Israel gồm các trang thiết bị rất hiện đại và khép kín từ khâu đầu vào đến đầu ra với tổng vốn đầu tư hơn 9 tỷ đồng.

Tại đây, Chánh Phong đã và đang sử dụng phương pháp bất dục đực tế bào chất để sản xuất hạt giống. Cũng nhờ hệ thống nhà lưới, nhà màng này, các loại cây trồng tại trang trại vừa không bị lẫn tạp, vừa không nhiễm sâu bệnh từ bên ngoài. Nhờ đó, ông tiết kiệm được thuốc bảo vệ thực vật, chi phí nhân công… /.

Theo danviet.vn

 
 
 
 
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập352
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại833,408
  • Tổng lượt truy cập92,007,137
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây