Sau khi lập gia đình, ông Pháng được bố mẹ giao tiếp quản đất đai, vườn cây và nương rẫy để "chăm lo đời sống của cả đại gia đình". Với bản tính siêng năng, cần cù sáng tạo, lại được chính quyền và Hội nông dân khích lệ, hỗ trợ; năm 2000, thay vì chỉ trồng cây ngô, cay sắn trên nương, ông Pháng quyết định đào 6 ao thả cá thương phẩm. Ông về các trang trại nuôi cá ở tỉnh Hòa Bình, Sơn La tham quan, học hỏi kinh nghiệm. Sau khi nhuần nhuyễn kỹ thuật chăm sóc cá, ông Pháng nhập các loại giống cá trắm cỏ, chép, rô phi, mè... về nuôi.
Hàng ngày, ông Pháng thường dùng chài bắt cá bán cho người dân trong vùng
Ông Pháng thu mua cám ngô và sắn xay nhuyễn từ các hộ dân trong bản về làm thức ăn chính cho cá chứ không dùng cám công nghiệp hay các loại thuốc tăng trọng trong chăn nuôi. Chính vì vậy, mà cá của gia đình ông Pháng được rất nhiều nhà hàng và người tiêu dùng ở đây tin tưởng, ưa chuộng.
Ông Pháng trực tiếp báo cáo kết quả phát triển trang trại nuôi cá với Chủ tịch Hội nông dân huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên (người ở giữa)
Chia sẻ với phóng viên Dân Việt, ông Pháng cho biết: Hàng năm cứ đến tháng 3 – 4 dương lịch, tôi bắt đầu thu hoạch cá. Các thương lái và nhiều khách hàng ở ngoài huyện Mường Nhé và TP. Điện Biên đánh xe vào tận ao để mua cá, nên sản phẩm của gia đình tôi lúc nào cũng ổn định và không lo rớt giá so với các tỉnh dưới xuôi.
Cá trong ao gia đình tôi có ưu điểm: Thịt chắc, thơm ngon, bảo đảm sạch và giá cả phải chăng. Hàng năm tôi thu được gần 3 tấn cá, với giá bán ra thị trường dao động từ 100.000 - 130.000 đồng/1kg, trung bình mỗi năm, gia đình tôi thu được hơn 200 triệu đồng từ nuôi cá thương phẩm. Tôi sẽ phát triển nuôi cá thương phẩm theo tiêu chuẩn Vietgap mà huyện và tổ chức Hội Nông dân đang tuyên truyền, vận động”.
Nhờ cách chăm sóc tốt và sạch nên cá của gia đình ông Pháng phát triển nhanh và được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng
"Cũng nhờ có thu nhập từ cá mà gia đình tôi có vốn đẻ đầu tư nhà cho thuê nhà trọ ngoài huyện, mỗi năm đem lại thu nhập thêm 100 triệu đồng nữa. Giờ đời sống của gia đình đã có của ăn của để và con cái đều trưởng thành" - ông Pháng bảo vậy.
Hầu hết thời gian trong ngày của ông Pháng đều dành cho ao cá
Trao đổi với Dân Việt, ông Thào A Tủa, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên cho hay: Ông Pháng là một trong những hộ gia đình làm kinh tế giỏi, được huyện và tỉnh trao bằng khen. Nhờ thay đổi tư duy trong chăn nuôi và phát triển kinh tế, ông đã gây dựng được một cơ ngơi khá giả mà nhiều nông dân huyện Mường Nhé đều nể phục.
"Hàng năm cứ đến dịp Tết hay vào cuối tháng 3 – 4 dương lịch, ao cá nhà ông Pháng đều rất đông khách về thu mua cá. Thời gian tới, chúng tôi sẽ vận động bà con học tập theo mô hình của ông Pháng, để giúp các thành viên trong Hội nông dân huyện, nâng cao thu nhập và xóa đói giảm nghèo bền vững", ông Thào A Tủa nói.
Theo danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã