Học tập đạo đức HCM

Tổ dân phố xây biệt thự, thu tiền trăm triệu nhờ trồng cam VietGAP

Thứ sáu - 16/03/2018 21:49
Nhờ trồng cam sạch, những người nông dân trong tổ trồng cam VietGAP ở tổ dân phố Đồng Bàng, thị trấn Tân Yên, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang đã trở thành triệu phú.

Có những năm nhiều hộ trồng cam bị mất giá nhưng cam của những lão nông nơi đây vẫn được giá và có thị trường tiêu thụ ổn định.  

 to dan pho xay biet thu, thu tien tram trieu nho trong cam vietgap hinh anh 1

Ngôi nhà xây khang trang của gia đình chị Đoàn Thị Thơm, tổ dân phố Đồng Bàng, thị trấn Tân Yên, huyện Hàm Yên

Nữ đại gia “ba nhất”

Chị Đoàn Thị Thơm, người phụ nữ trồng cam có biệt danh “nữ đại gia 3 nhất” ở Đồng Bàng. Bởi chị là hộ có diện tích trồng cam lớn nhất, là người phụ nữ duy nhất trong tổ VietGAP và là một trong những hộ có ngôi biệt thự đẹp nhất tổ dân phố.

Chị Thơm tâm sự, để có thành quả hôm nay, gia đình cũng nhiều phen nếm mật, nằm gai. Chị vốn là công nhân của Công ty lâm nghiệp Hàm Yên. Năm 1995 chị về nghỉ hưu. Với đồng lương ít ỏi, sống tằn tiệm mới đủ cho nhà 4 miệng ăn. Không để đói nghèo “dẫn dắt” cuộc sống, năm 1996, chị bàn với chồng vào khai hoang khu đồi Khe Chuối với chuối. Rồi chị vay 40 triệu của ngân hàng đầu tư trồng cam.

Không có kinh nghiệm và kỹ thuật, những vụ đầu chị trồng cam dày như… trồng ngô. Cây cách cây chưa đến 1m, tán không phát triển cây cứ cao vút, quả ít lại ở cao nên khó thu hoạch. Sau khi đi học hỏi ở nhiều nhà vườn khác, chị ngậm ngùi cắt bỏ một số gốc cam để cây cách cây từ 5 đến 6m. Đến năm thứ 5, vườn cam của gia đình chị bắt đầu cho thu lãi, ngôi nhà tạm ọp ép được thay thế bằng ngôi biệt thự đẹp nhất làng.

Nhiều năm gắn bó với cây cam, chị Thơm luôn đau đáu ước mơ để quả cam vươn xa. Năm 2016, khi được vận động vào tổ VietGAP chị đồng thuận rất cao. Chị bảo, vào tổ cam chị học được những nguyên tắc, trình tự, thủ tục sản xuất, thu hoạch, sơ chế đảm bảo sản phẩm an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm. Trồng cam theo hướng này vừa đảm bảo sức khoẻ người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm.

Cầm quả cam cuối vụ đỏ mọng trên tay chị phân tích, cam VietGAP so với cam chăm sóc bình thường vỏ thường dày hơn, tuy nhiên độ ngọt cao, cam để được lâu. Đặc biệt, mô hình VietGAP không lo về đầu ra của sản phẩm vì cam đến độ thu hoạch được thương lái ở miền Nam, Hà Nội đến tận vườn thu mua, giá cao hơn cam thường từ 2.000 đến 3.000 đồng/kg. Vụ năm nay, gia đình chị thu hoạch được hơn 60 tấn cam. Trừ chi phí gia đình chị lãi hơn 500 triệu đồng.  

 to dan pho xay biet thu, thu tien tram trieu nho trong cam vietgap hinh anh 2

Vườn cam VietGAP của gia đình chị Đoàn Thị Thơm, tổ dân phố Đồng Bàng, thị trấn Tân Yên, huyện Hàm Yên

Nhân rộng mô hình cam sạch

Lão nông Lê Quý Đáng, tổ trưởng tổ cam VietGAP ở Đồng Bàng cho biết, đầu năm 2016, khi chính quyền địa phương có chủ trương hỗ trợ triển khai mô hình VietGAP tại Đồng Bàng, ông mạnh dạn nhận làm tổ trưởng và là người đầu tiên áp dụng mô hình trên diện tích cam gần 1ha.

Ông Đáng nhớ lại, ngày trước người nông dân thường quan niệm muốn trừ tận gốc sâu bệnh phải dùng nhiều thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, muốn cây tốt phải bón phân vô cơ… Nhưng sau khi được cán bộ tập huấn cách trồng, chăm sóc cam an toàn theo quy trình VietGAP và ghi chép sổ nhật ký nông hộ, bà con đã dần thích nghi và mạnh dạn áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Sau 1 tháng vận động, tổ cam VietGAP Đồng Bàng gồm 11 người đã được thành lập với diện tích 18,5 ha. Cuối vụ 2016, mô hình cam được thu hoạch cho năng suất và chất lượng quả tương đương cam ngoài mô hình. Sản phẩm cam được cấp Giấy chứng nhận sản xuất cam an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP và tiêu thụ dễ dàng.

Gia đình anh Giáp Văn Chung hiện có hơn 2 ha cam. Anh Chung chia sẻ, dù đã có gần 20 năm thâm niên trồng cam nhưng khi tham gia tổ sản xuất mình đã vỡ ra được nhiều điều. Trồng cam theo phương thức cũ, người nông dân sẽ đỡ vất vả hơn nhưng nếu không làm tốt sẽ khó đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì vậy, khi ông Đáng vận động vào tổ, anh đồng ý ngay.

 to dan pho xay biet thu, thu tien tram trieu nho trong cam vietgap hinh anh 3

Mô hình trồng cam hữu cơ của gia đình ông Lê Quý Đáng, tổ dân phố Đồng Bàng, thị trấn Tân Yên, huyện Hàm Yên

Hơn 2 năm tham gia tổ hợp tác, anh Chung kể làu làu cho tôi nghe quy trình trồng và chăm sóc cam sạch. Như trồng phải đảm bảo theo nguyên tắc 4 đúng (đúng thuốc, đúng nồng độ và liều lượng, đúng lúc, đúng cách); ưu tiên sử dụng thuốc có nguồn gốc sinh học góp phần hạn chế nguy cơ gây ô nhiễm môi trường… Dù năng suất cam trồng theo tiêu chuẩn VietGAP không cao hơn so với diện tích cam ngoài mô hình nhưng sản phẩm cam đã đạt tiêu chuẩn theo quy trình của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Vụ này vườn cam của gia đình anh cho thu 30 tấn quả, trừ chi phí lãi trên 250 triệu đồng.

Do nắm vững kiến thức trồng cam sạch, các hộ dân trong tổ đều chủ động trồng những diện tích còn lại theo hình thức VietGAP, đến nay tổng diện tích cam an toàn của tổ lên trên 36 ha. Mỗi vụ cho thu hoạch 425 tấn quả. 11/11 hộ gia đình trong tổ VietGAP đều là triệu phú và trở thành điểm sáng trong các mô hình trồng cam sạch ở Hàm Yên.

Theo danviet.vn

 
 
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập74
  • Hôm nay36,919
  • Tháng hiện tại275,025
  • Tổng lượt truy cập92,652,689
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây