Học tập đạo đức HCM

Chuyện nhà nông ở Trường Sa và khi chiến sĩ “trổ tài”... nuôi vịt

Thứ hai - 23/06/2014 05:19
Ông kể những bí quyết của bộ đội về nhân nuôi vịt; làm phân bón từ xác cá để có những khay rau, dây mướp xanh tốt. Vịt là giống gia cầm ưa nước ngọt, nhưng qua “kỹ năng” thuần hóa của bộ đội, việc nuôi vịt trên biển không còn hiếm ở Trường Sa.

Quần đảo Trường Sa là nơi khí hậu khắc nghiệt nhất ở Việt Nam nên việc làm nông nghiệp ở đây rất khó khăn, vất vả. Người làm nông ở Trường Sa như cây phong ba vươn mình trong nắng cháy và bão gió...

Thời tiết ở Trường Sa chia làm 2 mùa mưa và mùa khô rõ rệt. Mùa mưa bão gió tít mù, biển gầm gào tung sóng. Mùa khô nắng cháy da thịt, biển lặng êm ru. Làm nông nghiệp ở đất liền phải “trông trời trông đất trông mây”, còn quân và dân trên quần đảo Trường Sa thì “mùa chắn bão dông, mùa ngăn nắng lửa”.

Nhà nông ở đảo

Giữa tháng 5 vừa qua, tàu HQ 996 đã đưa đoàn công tác số 11 của Quân chủng Hải quân đi thăm và làm việc trên quần đảo Trường Sa. Một trong những ấn tượng đối với các thành viên đoàn là những trải nghiệm thú vị về việc chăn nuôi, trồng trọt, đánh bắt hải sản của nhà nông trên đảo.

Từng đi khắp các tỉnh, thành cả nước và đi tham quan nhiều mô hình phát triển nông nghiệp của các nước tiên tiến trên thế giới, nhưng Phó Chủ tịch Thường trực T.Ư Hội NDVN Nguyễn Duy Lượng và các thành viên trong đoàn rất háo hức khi tìm hiểu công việc nhà nông ở Trường Sa.

Khu dân cư nằm ở một góc của đảo Trường Sa Lớn - đảo trung tâm của quần đảo Trường Sa. Trồng rau, chăn nuôi và đánh cá là những công việc mưu sinh của dân nơi đây. Anh Nguyễn Quốc Tuấn - cư dân trên đảo Trường Sa Lớn thổ lộ:

“Ở ngoài đảo trồng được đủ rau ăn đã là giỏi rồi. Rau quả thực phẩm trồng trên đảo Trường Sa ngày càng đa dạng. Mỗi chiếc lá rụng, một cọng rau già cũng được người dân và bộ đội chắt chiu, dành dụm để xử lý thành chất mùn bồi bổ cho đất”.

Ngoài rau cải, rau muống, khu vườn nhỏ của vợ chồng anh Tuấn còn trồng nhiều loại rau thơm làm cho khách từ đất liền ra thăm thán phục. Anh chị Tô Hoài - Đoàn Thị Thịnh khoe: “Năm 2013 gia đình trồng được hơn 1.000 quả bầu, bí, mướp”.

Một trong những món quà của đất liền được quân, dân trên quần đảo Trường Sa rất thích là hạt giống rau các loại. Trong chuyến công tác, ông Lê Ngọc Thắng- Phó Chủ tịch Hội ND TP. Hà Nội đã mang theo nhiều loại hạt giống rau tặng quân dân trên quần đảo Trường Sa…

Chiến sĩ là nhà nông

Vào mùa khô, đến mỗi đảo nổi, đảo chìm trên quần đảo Trường Sa, vườn rau thanh niên và khu chuồng trại chăn nuôi bao giờ cũng là điểm tham quan, chụp ảnh thú vị của khách. Biết tôi từng là chiến sĩ Trường Sa, đại tá Lê Bá Sổ- Phó Tham mưu trưởng Quân chủng Hải quân cho biết, chỉ riêng trong lĩnh vực tăng gia sản xuất, Trường Sa hôm nay đã rất khác Trường Sa cách đây hơn 15 năm.

Đại tá Sổ kể vanh vách đảo nào nuôi được nhiều lợn, nhiều chó, đánh bắt được nhiều hải sản, trồng được nhiều rau, bộ đội đảo nào có bí quyết trồng bầu, bí, mướp nhiều quả…

Ông kể những bí quyết của bộ đội về nhân nuôi vịt; làm phân bón từ xác cá để có những khay rau, dây mướp xanh tốt. Vịt là giống gia cầm ưa nước ngọt, nhưng qua “kỹ năng” thuần hóa của bộ đội, việc nuôi vịt trên biển không còn hiếm ở Trường Sa.

Khởi đầu việc nuôi vịt ở đây từ các đảo Sơn Ca, Sinh Tồn. Chiến sĩ Nguyễn Văn Thọ xác nhận: “Hơn 1 năm nay, điểm đảo chúng em đã nuôi được bầy vịt, được ăn trứng vịt tươi thoải mái…”.

 

Chị Võ Thị Thu Sai- vợ anh Tuấn chia sẻ: “Là ND thứ thiệt, nhưng ra sinh sống ngoài đảo, vợ chồng tôi phải học hỏi bộ đội rất nhiều cách nuôi gà, nuôi vịt, trồng rau trên đảo”. 

Đại tá Sổ còn “quảng cáo” ở đảo Thuyền Chài, cây rau mồng tơi do bộ đội trồng lá to như bàn tay người lớn, rằng chỉ cần vài lá là có thể nấu một nồi canh.

Khi tới thăm đảo Thuyền Chài, ai cũng tấm tắc đồng ý danh hiệu “Giàn mồng tơi đẹp nhất trên quần đảo Trường Sa” thuộc về đảo Thuyền Chài. Chiến sĩ Lê Văn Trung - quê Phú Yên chia sẻ: “Không riêng gì mồng tơi, các loại rau khác nếu được bón bằng phân làm từ cá cũng đều tốt như vậy”.

Ra làm nhiệm vụ ngoài đảo xa, phần lớn cán bộ, chiến sĩ đều xuất thân từ những gia đình nông dân. “Ngoài thời gian huấn luyện thì trồng và chăm sóc vườn rau vừa là nhiệm vụ vừa là thư dãn.

Những khay rau muống, rau cải, giàn mồng tơi, đàn gà, đàn vịt chính là những hình ảnh gần gũi, thân thương như em đang được sống cùng gia đình trong đất liền vậy…”- Hoàng Ngọc Hùng, chiến sĩ trẻ trên đảo Thuyền Chài tâm sự…

Nguồn: danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập524
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại839,898
  • Tổng lượt truy cập92,013,627
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây