Học tập đạo đức HCM

'Đại' dự án chăn nuôi bò Bình Hà: Phớt lờ quy định, phá cỏ trồng chuối!

Thứ sáu - 29/09/2017 01:29
Quyết định cho thuê đất của tỉnh đối với Cty CP chăn nuôi Bình Hà chỉ phê duyệt hạng mục chăn nuôi bò, trồng cỏ và xây dựng cơ bản. Tuy nhiên, mấy tháng gần đây, Cty này bất chấp quy định...

 

17-49-35_1
Hàng trăm ha chuối sẽ trồng trên đất dốc như thế này, nguy cơ xói mòn đất, ảnh hưởng môi trường là rất lớn

Cty đã phá hàng trăm ha cỏ để chuyển sang trồng chuối khi chưa được sự cho phép của cơ quan chức năng tỉnh Hà Tĩnh.  

Thử nghiệm ở Lào, trồng ở Việt Nam!

Tháng 4/2015 dự án chăn nuôi bò giống, bò thịt của Cty CP chăn nuôi Bình Hà được UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt, cho thuê với thời hạn 50 năm. Theo đánh giá ĐTM được phê duyệt, dự án bao gồm các hạng mục xây dựng cơ bản, trồng cỏ và nuôi bò, quy mô giai đoạn 1 là 30.000 con, được nuôi nhốt ở 2 huyện Cẩm Xuyên và Kỳ Anh.

Mặc dù quyết định cho thuê đất quy định rõ như trên, tuy nhiên, trong quá trình hoạt động doanh nghiệp này phớt lờ, cày phá hàng trăm ha cỏ để chuẩn bị trồng chuối. Việc làm của Cty Bình Hà ngay lập tức bị “tuýt còi”, bởi cách làm “tiền trảm hậu tấu” này không chỉ khiến người dân, xã, huyện bức xúc, đến ngay lãnh đạo tỉnh cũng phải thốt lên: “Doanh nghiệp phải thượng tôn pháp luật, không thể bỏ qua pháp luật như thế được”.

Ngày 12/9 trong buổi làm việc với cơ quan chức năng, Cty Bình Hà lý giải, sau hơn 2 năm canh tác, năng suất cỏ không đạt với đề án đưa ra; đất rất nghèo dinh dưỡng nên Cty chuyển đổi sang trồng chuối. “Chúng tôi nghĩ đất giao cho mình, trồng cỏ không hiệu quả thì chuyển đổi. Tôi lần đầu làm nông nghiệp nên chưa hiểu rõ quy trình nhưng chúng tôi mạnh dạn làm vì có dự án trồng chuối ở Lào rồi!”, ông Trần Anh Quang, Tổng giám đốc Cty Bình Hà nói như vậy.

17-49-35_217-49-35_3
Cty Bình Hà đã cày xới, phá bỏ 380ha được quy hoạch

Cũng theo vị lãnh đạo này, trong tổng diện tích 678ha cỏ, Cty lên kế hoạch chuyển đổi sang trồng chuối 420ha; diện tích còn lại chủ yếu đồi cao, núi đá không trồng chuối được. Đến ngày 12/9 đã phá cỏ, làm đất 380ha (trong đó huyện Kỳ Anh 237ha/351ha được giao), hiện Cty đang chăm sóc 350 nghìn bầu chuối giống ở huyện Cẩm Xuyên và 800 nghìn bầu ở huyện Kỳ Anh để chuẩn bị trồng. “Mục đích trồng chuối là để lấy quả xuất bán sang thị trường Trung Quốc và Nga”, ông Quang tự tin nói về dự án mới.

Mặc dù “vẽ” ra viễn cảnh tươi sáng về dự án trồng chuối nhưng khi được hỏi về quy trình chuyển đổi từ trồng cỏ sang chuối ông Trần Anh Quang thừa nhận “Cty chưa làm”. Từ thử nghiệm giống, đánh giá tác động môi trường (ĐTM) đến báo cáo cơ quan chức năng, kiểm dịch... Câu trả lời của vị lãnh đạo Cty khiến nhiều cơ quan chức năng và chính quyền địa phương thở dài ngao ngán: “Ai lại đem chuối thử nghiệm ở Lào về trồng ở Việt Nam, đặc biệt là vùng chịu nhiều thiên tai như Hà Tĩnh”.

17-49-35_6
Ông Trần Anh Quang, Tổng giám đốc Cty Bình Hà tự tin dự án chuối sẽ thành công vì đã trồng thử ở... Lào!

Chuyển đổi tùy tiện

Ông Bùi Quang Hoàn, Chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh cho rằng, Cty Bình Hà cần thận trọng khi đưa cây chuối vào trồng ở Kỳ Anh, bởi năm 2016 huyện trồng mô hình thử nghiệm ở xã Kỳ Lâm, đến thời kỳ ra quả, chuẩn bị chín, tưởng đã chắc ăn nhưng một đợt gió mạnh thổi qua gây hư hỏng toàn bộ. Dẫn chứng của ông Hoàn quả không sai vì đặt giả thiết Cty Bình Hà đã trồng chuối nếu gặp phải cơn bão số 10 như vừa xảy ra mới đây thì chắc chắn toàn bộ diện tích sẽ bị “xóa sổ”.

Lãnh đạo Sở NN-PTNT Hà Tĩnh nói: “Việc chuyển từ trồng cỏ sang trồng chuối phải đánh giá lại ĐTM; sản xuất thử nghiệm giống chuối trong quy mô vừa phải và phải được cơ quan chức năng cho phép. Giờ Cty làm như thế này là tùy tiện”.

17-49-35_417-49-35_5
Hơn 1,2 triệu bầu chuối đang được chuẩn bị để trồng. Tuy nhiên, việc chuyển đổi từ cỏ sang chuối Cty Bình Hà không hề báo cáo hay xin ý kiến cơ quan chức năng Hà Tĩnh

Đồng quan điểm, đại diện lãnh đạo Sở TN-MT nêu ý kiến, trong quyết định cho thuê đất đã ghi rõ cỏ là cây trồng hàng năm nhưng chuối thuộc nhóm cây lâu năm; chu kỳ thai thác, độ che phủ, tác động của cỏ đến môi trường, kể cả yếu tố rửa trôi, sử dụng thuốc BVTV... khác hoàn toàn cây chuối. “Theo quy định nếu các yếu tố trên khác nhau thì phải phê duyệt lại ĐTM nhưng Cty Bình Hà lại chưa làm”, vị lãnh đạo này khẳng định.

Liên quan đến công tác kiểm định chất lượng giống chuối, sản xuất thử, ông Nguyễn Tống Phong, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt – BVTV cho biết, đơn vị hoàn toàn không nhận được báo cáo hay thông báo nào từ Cty Bình Hà về việc phá bỏ cỏ sang trồng chuối. Việc chuyển đổi của Cty là có vấn đề. Theo đó, Cty cày phá cỏ gần tháng trời nhưng đến ngày 6/9 Chi cục mới biết.

Theo quy định, khi doanh nghiệp nhập khẩu chuối phải có đăng ký nhập khẩu; có tờ khai liên quan đến kỹ thuật, lý lịch giống; có bản sao chụp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh gửi Cục Trồng trọt cho phép mới được nhập khẩu giống nhưng Cty đã không báo cáo. Khi đưa giống về địa phương doanh nghiệp phải thông báo cơ quan kiểm dịch địa phương, trực tiếp là Chi cục Trồng trọt và BVTV để làm thủ tục nhưng quy trình này Cty Bình Hà cũng chưa làm. Ngoài ra, Bộ NN-PTNT quy định, diện tích sản xuất thử giống mới khu vực Bắc Trung bộ không quá 20ha, trong khi đó, Cty đã cày phá cỏ, dự định trồng chuối đại trà lên đến 380ha, lớn hơn rất nhiều quy định của Bộ.

Sau những phản ánh của địa phương và quá trình kiểm tra thực địa, ông Đặng Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh nhấn mạnh: “Dự án chăn nuôi bò chưa đáp ứng được kỳ vọng của tỉnh. Việc Cty trăn trở chuyển đổi do gặp khó khăn là đúng, tỉnh rất chia sẻ nhưng quy trình chuyển đổi phải dựa vào pháp luật, đúng quy định”.

Theo ông Sơn, Cty Bình Hà đã không triển khai dự án đúng quy mô được phê duyệt, tổng đàn bò duy trì chỉ trên dưới 7.000 con, thời điểm cao nhất cũng mới nhập đến 20.000 con, trong khi dự án phê duyệt là 30.000 con bò. Đặc biệt, thủ tục chuyển đổi từ trồng cỏ sang trồng chuối Cty chưa làm bất cứ động tác gì ngoài khâu... nhập mô chuối.

Ông Trần Quang Trung, Chủ tịch xã Cẩm Quan, huyện Cẩm Xuyên: “Trồng cỏ còn giữ được đất, chống xói mòn. Bây giờ họ phá hết cỏ trồng chuối trên độ dốc cao sẽ ảnh hưởng lớn đến môi trường nước, nguy cơ gây lũ lụt, sạt lở đất. Việc chuyển đổi Cty không báo cáo hay thông báo đến cơ quan chức năng là sai quy định, đề nghị tỉnh không giao tiếp đất cho Cty Bình Hà. Diện tích nào không trồng được cây nguyên liệu làm thức ăn cho bò thì thu hồi lại giao cho dân trồng cây lâm nghiệp”.
Theo nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập458
  • Máy chủ tìm kiếm11
  • Khách viếng thăm447
  • Hôm nay30,946
  • Tháng hiện tại209,513
  • Tổng lượt truy cập90,272,906
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây