Học tập đạo đức HCM

Đan cót - dễ làm, thu nhập khá

Thứ năm - 02/05/2013 03:10
Nghề đan cót ở thôn Ngọc Đông (xã Trực Thanh, huyện Trực Ninh, Nam Định) đang thu hút hơn 60% lao động tại địa phương, và đem lại cuộc sống sung túc cho người dân nơi đây.

Ông Phạm Thành Công - Phó Chủ tịch Hội ND xã Trực Thanh cho biết: “Nghề đan cót ở Ngọc Đông có hàng trăm năm nay, là nghề có thể làm quanh năm, phù hợp với nhiều lứa tuổi. Sản phẩm cót được sử dụng làm ốp trần nhà, tấm lót đổ bê tông, quây làm cót thóc, làm tấm lót ở các sân phơi muối và bồ đựng muối ở các vùng ven biển…”.

Cả làng có việc làm

Vợ chồng ông Hoàng Văn Kim đan cót.

Theo ông Công, Ngọc Động có hơn 1.000 hộ dân thì trên 600 hộ làm nghề đan cót, với hàng nghìn lao động ở mọi lứa tuổi. Trẻ trong làng lên ngoài lúc đi học cũng có thể đan được mỗi ngày 2- 3 lá cót. Người già 60-70 tuổi vẫn chẻ nan, đan cót cùng con cháu. Mỗi ngày một thợ đan cót có thể đan được 8-10 lá cót. Với giá trung bình 16.000 đồng/lá cót (dài 3-4m, rộng 0,7-0,8m), trừ chi phí, thu nhập khoảng 70.000-80.000 đồng/người/ngày.

Hiện Ngọc Đông có gần chục cơ sở thu mua cót. Anh Bùi Văn Quyến, xóm 7 là chủ cơ sở thu mua cót có tiếng trong làng cho biết: “Mỗi tháng gia đình tôi chi hàng trăm triệu đồng để mua 20 tấn nứa, dang, vầu từ các huyện Quan Sơn, Quan Hóa, Mường Lát (Thanh Hóa)… về giao cho các hộ đan cót trong thôn và chịu trách nhiệm bao tiêu sản phẩm. Sản phẩm cót Ngọc Đông được bán các chủ xây dựng trong và ngoài tỉnh như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, nhiều nhất là Thái Bình”.

Để làm ra một lá cót hoàn thiện, nứa phải ngâm trong nước từ 15-20 ngày. Muốn lá cót có màu trắng ngà, bóng đẹp, nứa ngâm không quá 1 tuần, sau đó pha thành các thanh nhỏ 1,5-2cm rồi đem phơi ít nhất 3-4 nắng và chẻ tiếp thành nan. Chẻ nan là khâu khó nhất, sao cho mỏng đều, không giập, xơ...

Đến nhà ông Hoàng Văn Kim (77 tuổi), thôn Ngọc Đông, chúng tôi thấy 2 ông bà mái tóc bạc trắng nhưng đôi tay vẫn thoăn thoắt đan cót - công việc thường ngày mà họ đã làm hàng chục năm. Đối với gia đình ông Kim, nghề đan cót từ đời cha ông để lại như “chiếc phao cứu sinh” giúp ông bà nuôi 8 người con ăn học những năm 65-70 của thế kỷ trước.

Ông Kim nhớ lại: “Ngày trước, làm giáo viên nhưng cứ hết giờ lên lớp là tôi lại vội vàng đi lấy tre nứa về cho vợ và các con cùng làm. Với đồng lương giáo viên tính bằng tiền hào, nếu không có thêm thu nhập từ nghề đan cót, không biết cả nhà sẽ sống bằng gì”. Giờ đây, dù ở tuổi thất thập cổ lai hy nhưng cả hai ông bà vẫn rất say sưa với nghề. Trung bình mỗi ngày ông bà đan được 6 lá cót với thu nhập 100.000 đồng. “Đan cót không chỉ là niềm vui mà còn giảm bớt gánh nặng kinh tế đối với con cháu” - ông Kim chia sẻ.

Nghề phụ, thu nhập không nhỏ

Vừa thoăn thoắt đan cót, anh Phạm Văn Khuynh (xóm 12) vừa kể: “Trước đây, tôi đi đóng gạch thuê ở các huyện lân cận. Công việc nặng nhọc, sức khỏe lại yếu nên tôi đành bỏ về quê, vừa chăm bón đồng ruộng vừa làm nghề đan cót.

Đến nay, hai vợ chồng đã có thâm niên 16 năm trong nghề. Ngoài công việc đồng áng, mỗi ngày vợ chồng tôi cũng đan được hơn chục lá cót, thu nhập 1,5 triệu đồng/người/tháng. Số tiền này hoàn toàn dành nuôi cô con gái cả hiện đang học đại học sư phạm”.

Đứng máy trộn bê tông ở Hà Nội gần chục năm, đầu năm 2012 chị Trần Thị Hương (xóm 9) đã phải trở về quê chăm sóc hai con nhỏ và gánh vác việc gia đình. Chị Hương cho biết: “Cả hai vợ chồng đều làm trên Hà Nội, thu nhập có khá hơn ở quê nhưng con nhỏ không ai chăm, nhà cửa cũng không có người trông nom. Nghề đan cót không đòi hỏi kỹ thuật khó, có thể làm bất cứ khi nào. Khi đã đan quen tay có thể vừa đan vừa làm việc khác. Quan trọng là tôi có thể ở nhà chăm con mà vẫn có thu nhập, giúp chồng yên tâm làm việc ở xa”.

Theo ông Công, người dân Ngọc Đông mới chỉ đan loại cót dùng cho xây dựng, ít hộ đan cót ép trần do thị trường tiêu thụ loại cót này phụ thuộc vào mùa vụ xây dựng. Cót ép trần đòi hỏi chất lượng nan cũng như kỹ thuật cao hơn, giá bán cao hơn nhiều so với cót xây dựng. Hơn nữa, cót ép trần không chỉ tiêu thụ được trong nước mà còn có thể xuất khẩu; đây là tiềm năng mà Hội ND xã Trực Thanh sẽ phối hợp cùng người dân Ngọc Đông khai thác thời gian tới”.

Theo Danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập187
  • Hôm nay36,919
  • Tháng hiện tại274,951
  • Tổng lượt truy cập92,652,615
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây