Học tập đạo đức HCM

Để phát huy vai trò của HTX: Liên kết với DN là cốt lõi

Thứ sáu - 24/08/2018 06:13
Trong hơn 30 năm qua, kinh tế hộ đã giúp cho nông nghiệp Việt phát triển vượt bậc, đưa Việt Nam trở thành quốc gia hàng đầu về xuất khẩu nông sản. Đó là thực tế không thể phủ nhận.

Tuy vậy, trong nền kinh tế thị trường, hội nhập sâu rộng với sức ép cạnh tranh gay gắt về nhiều mặt, không chỉ về giá mà còn là chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm thì sản xuất nông nghiệp quy mô hộ gia đình canh tác trên diện tích nhỏ, manh mún, sản xuất không theo tiêu chuẩn sẽ không thể có chỗ đứng bởi không thể cạnh tranh do không đủ lượng hàng lớn, đồng đều về chất lượng và giá cao.

Điều này thể hiện rất rõ qua các mùa vụ “được mùa mất giá”, “trồng - chặt, chặt - trồng” và các “chiến dịch giải cứu” dưa hấu, thịt lợn, hành tím, củ cải,… Những điều trên sẽ còn tiếp diễn nếu nông dân tiếp tục sản xuất kinh doanh đơn lẻ, cá thể, mạnh ai nấy làm, sản xuất theo phong trào.

Nếu không hợp tác với nhau thì sẽ không thể cạnh tranh, đó là thông điệp rất cụ thể. Nhưng hợp tác thế nào? Ai là đầu tàu dẫn dắt?

Thực tế những năm qua, nhất là khi Luật Hợp tác xã năm 2012 được Quốc hội khóa XIII thông qua, kinh tế hợp tác, hợp tác xã đã có nhiều chuyển biến tích cực, đóng góp 5,6% vào GDP. Đó là nỗ lực lớn của cả hệ thống chính trị, từ từng bước hoàn thiện thể chế, tháo gỡ khó khăn, đến những cách làm sáng tạo của các địa phương.

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn và Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, đến tháng 6/2018, cả nước có 20.092 hợp tác xã, trong đó có 12.596 hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Qua phân loại năm 2017, có 1.115 hợp tác xã hoạt động tốt chiếm 12%, 34,3% hoạt động khá (3.178 hợp tác xã), 41,3% ở mức trung bình (3.830 hợp tác xã) và còn 12,4% xếp loại yếu (1.143 hợp tác xã). Các hợp tác xã hoạt động tốt và khá do nhiều tác động tích cực nhưng nổi bật là, có sự hợp tác, liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp trong chuỗi giá trị.

Hiện nay, khi chúng ta đang triển khai Quyết định 461/QĐ-TTg ngày 27/4/2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển 15.000 hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đến năm 2020 và Nghị  định số 98/2018/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp thì việc tìm hiểu sâu những tác động tích cực giúp hợp tác xã hoạt động hiệu quả là rất cần thiết.

Thực tế cho thấy, sự tham gia của VinGroup với công ty VinEco và chuỗi siêu thị tiện ích VinMart, Vinmart+, nhiều hộ nông dân ở nhiều vùng đã gia nhập các hợp tác xã và đã hưởng lợi, nông nghiệp các địa phương được tái cơ cấu theo hướng sản xuất hàng hóa, công nghệ cao, thân thiện và an toàn.

Sau VinGroup, nhiều “ông lớn” như PAN Group, Hòa Phát, Trường Hải, FPT, T&T Group, Geleximco, BIM Group,… đã mạnh tay rót vốn vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao và bước đầu gặt hái quả ngọt.

Mới đây nhất, ngày 18/8 vừa qua, Tập đoàn bất động sản nghỉ dưỡng FLC đã giao cho FLC Fam đã ký Thỏa thuận hợp tác chiến lược phát triển thương hiệu nông nghiệp với Hiệp hội xoài Cát Chu (Cao Lãnh – Đồng Tháp). Theo đó, FLC Fam sẽ hỗ trợ thành lập và cam kết là thành viên có trách nhiệm của Hiệp hội xoài Cao Lãnh. Điều này sẽ giúp cho một đặc sản nổi tiếng lâu nay của Đồng Tháp đến gần hơn với thị trường rộng lớn trong và ngoài nước bởi FLC có nhiều khu nghỉ dưỡng cao cấp, trải dài khắp Nam - Bắc và nhất là, khi hãng hàng không Bamboo AirWays của FLCGroup chính thức bay từ 10/10 tới đây. Điều này sẽ giúp ngành xoài Cao Lãnh – Đồng Tháp không còn cảnh được mùa rớt giá, đồng thời tạo dựng vị trí vững vàng trên thị trường, mang lại giá trị kinh tế cao hơn cho mọi nhà, nhất là nhà nông. Điều này sẽ góp phần tạo nên những đổi thay cho vùng quê giàu tiềm năng này.

Tuy nhiên, để có nhiều hơn nữa các doanh nghiệp tham gia làm “bà đỡ” cho hợp tác xã, không chỉ Chính phủ, các bộ ngành có chính sách khuyến khích, hỗ trợ nhiều hơn, thông thoáng hơn, nhất là về cơ chế hợp tác, chính sách đất đai, tín dụng, tiếp cận công nghệ mới mà bản thân các địa phương cần hành động cụ thể trong việc cởi mở hơn, sâu sát hơn với cách tiếp cận, hình thức hợp tác thực tế hơn, nhất là trong tổ chức lại sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản trên địa bàn.

Theo Thanh Hiền/kinhtenongthon.vn

                                    

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập203
  • Hôm nay77,363
  • Tháng hiện tại931,637
  • Tổng lượt truy cập92,105,366
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây