Học tập đạo đức HCM

Mang cây dại về trồng ở đất cát, thu hơn 1 tỷ đồng/ha

Thứ sáu - 24/08/2018 09:02
Hoài sơn hay còn gọi là cây khoai mài là loại thực phẩm, dược liệu có giá trị cao. Trước đây, người dân tại Bà Rịa - Vũng Tàu chủ yếu khai thác khoai mài dại. Gần đây, nông dân xã Phước Hội, huyện Đất Đỏ, đã trồng thành công loại cây này, đem lại thu nhập cao.

Từ cây hoang thành cây trồng

Anh Thiềm Văn Giảo (trú ấp Tân Hội, xã Phước Hội, huyện Đất Đỏ) cho biết, trước đây, củ khoai mài chỉ đào trong tự nhiên nên bữa có bữa không, chất lượng cũng không ổn định. Năm 2013, anh cùng em trai quyết định làm trụ, giàn lưới, trồng thử loại cây này trên vùng đất cát địa phương.

 mang cay dai ve trong o dat cat, thu hon 1 ty dong/ha hinh anh 1

Nông dân với vườn khoai mài - loại cây hoang dại phù hợp với vùng cát bạc màu.  Ảnh: P.T

Theo ông Phạm Văn Khanh - Chủ tịch UBND xã Phước Hội, huyện Đất Đỏ, cây khoai mài đã giúp nhiều hộ dân địa phương nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. Vì vậy, xã đã có văn bản kiến nghị huyện có chính sách hỗ trợ kinh phí giúp bà con chuyển sang trụ bê tông, hỗ trợ giàn lưới để nông dân canh tác lâu dài, bền vững, mở rộng diện tích trồng. Tuy nhiên, xã sẽ nghiên cứu, quy hoạch.           

Những ngày đầu trồng khoai mài rất khó khăn. Đầu tiên, về nguồn giống, do không có sẵn trên thị trường nên anh Giảo thường xuyên lặn lội lên rừng đào cây giống. Sau khoảng 1 tháng, anh mới có được 200 cây giống đầu tiên. 

Anh Giảo chia sẻ: “Khi đã có giống, tôi bắt đầu làm trụ bằng thân tre, mua lưới về làm giàn cho cây. Thời gian đầu, phần thân cây mọc rất tốt, tuy nhiên đến khi ra củ, do có vị ngọt nên thường bị sâu mọt đến ăn. Nhiều gốc củ không mọc nổi hoặc mọc cũng bị ăn gần hết”.

Không nản chí, anh tiếp tục thử nghiệm, cuối cùng tìm ra cách đào một hố đường kính 20-30cm, sâu khoảng 10cm, rồi trộn một phần cát gần biển, trấu và phân vi sinh nhằm cung cấp chất dinh dưỡng và hạn chế côn trùng. Ngoài ra, anh thường xuyên làm sạch đất vườn, kiểm tra sự phát triển của củ.

Đến nay, anh Giảo đã có trên 600m2 khoai mài. Trừ chi phí, mỗi năm, anh thu hơn 80 triệu đồng.

Anh Nguyễn Văn Tính (trú ấp Hội Mỹ, xã Phước Hội), trồng khoai mài từ năm 2015, cho biết, sản phẩm trồng được tiêu thụ khá nhanh, chủ yếu cung cấp cho các nhà hàng tại các TP.Bà Rịa, TP.Vũng Tàu.

Với 1.000m2, anh Tính làm 200 trụ với khoảng 3.000 hố khoai (mỗi hố từ 2-3 củ). Theo thời vụ, khoảng tháng 8 Dương lịch, cây sẽ tạm thời héo, rụng lá. Đây là thời điểm thu hoạch củ. Đến tháng 2 năm sau người trồng sẽ tưới nước, bón phân hữu cơ để cây ra lá, mọc củ trở lại. “Củ khoai mài sau thu hoạch được thương lái tới tận nơi mua với giá khá cao. Mỗi hố khoai mài có từ 2-3 củ trọng lượng khoảng 1kg, giá từ 60.000-80.000 đồng/kg” - anh Tính cho biết.

Mô hình tốt ở vùng đất cát bạc màu

Theo anh Tính, trước đây, trên đất cát của gia đình, anh chỉ trồng được một số loại cây như mãng cầu và một số loại rau quả. Mỗi năm thu được chưa đến 30 triệu đồng. Từ khi chuyển sang trồng khoai mài, với khoảng 2.000 hố khoai (trung bình 1kg khoai/hố), anh thu hơn 100 triệu đồng/năm. Năm sau thu nhập sẽ cao hơn do không cần mua giống, trụ và giàn lưới. Chi phí trồng loại cây này cũng không quá cao, trong đó tốn kém nhất là tiền giống. Với diện tích vườn khoảng 1.000m2, chi phí ban đầu tốn khoảng 30 triệu đồng cho giống, 12 triệu đồng cho trụ và giàn lưới. Tuy nhiên, giống và giàn trụ chỉ đầu tư một lần lúc mới trồng, các năm sau chỉ cần mua phân hữu cơ, vỏ trấu.  Hiện nay, nhiều hộ trên địa bàn xã đã tới nhờ anh Tính cung cấp giống, hướng dẫn kỹ thuật, mở rộng diện tích trồng khoai mài.

Theo ông Lê Văn Tám - Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Phước Hội, bắt đầu từ năm 2014, một số hộ dân đã đem cây khoai mài hay còn gọi là cây hoài sơn về trồng trên vùng đất cát địa phương. Đến nay, mô hình này cho hiệu quả khá tốt, thu trung bình hơn 1 tỷ đồng/ha đất cát, gấp nhiều lần so với các loại cây trồng khác.

“Xã Phước Hội là địa phương đầu tiên tại Bà Rịa - Vũng Tàu trồng được cây khoai mài. Hiện nay, toàn xã có hơn 20 hộ trồng loại cây này với tổng diện tích khoảng 5ha. Hộ trồng nhiều nhất khoảng 6.000m2” - ông Tám thông tin.

Theo danviet.vn

 

 

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập204
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm201
  • Hôm nay105,091
  • Tháng hiện tại852,301
  • Tổng lượt truy cập93,229,965
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây