Học tập đạo đức HCM

Đề xuất nâng mức vay

Thứ ba - 18/02/2014 22:13

Đề xuất nâng mức vay

Phương thức tổ chức thực hiện tốt, dòng vốn tín dụng chính sách tác động đáng kể đến giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, an toàn vốn cao - đó là đánh giá của đoàn giám sát Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật giảm nghèo giai đoạn 2005-2012.
Theo báo cáo của Ngân hàng CSXH, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách đến cuối năm 2013 đạt 129.214 tỷ đồng; đầu tư đến 100% các xã, phường.

Mô hình “Tín dụng tự quản”

Ông Dương Quyết Thắng - Tổng Giám đốc Ngân hàng CSXH chia sẻ: “Mô hình hoạt động của Ngân hàng CSXH là đặc thù của Việt Nam. Trước đây ta học của Bangladesh về tín dụng vi mô, tổ nhóm, nhưng giờ họ học ta mô hình tín dụng chính sách xã hội hóa”.
Vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng CSXH đầu tư nuôi trâu sinh sản đã giúp nhiều hộ ND ở huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) thoát nghèo.
Vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng CSXH đầu tư nuôi trâu sinh sản đã giúp nhiều hộ ND ở huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) thoát nghèo.
Ông Đỗ Mạnh Hùng- Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội gọi đó là mô hình “Tín dụng tự quản”. Ông Hùng cho biết, tại nhiều địa phương, tổ tiết kiệm và vay vốn không chỉ làm tín dụng mà còn tư vấn, hỗ trợ nhau thực hiện các vấn đề giảm nghèo khác.

Tại 15 tỉnh, thành phố đoàn thực hiện giám sát về chính sách, pháp luật giảm nghèo từ cấp tỉnh đến huyện và thông tin từ cử tri cho thấy, cấp ủy, chính quyền và người dân đánh giá rất cao vai trò của chính sách tín dụng ưu đãi đối với phát triển kinh tế-xã hội nói chung và giảm nghèo nói riêng.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội - ông Đặng Thuần Phong đánh giá, tín dụng chính sách là một trong những nội dung có nhiều điểm sáng thuyết phục nhất đối với hơn 500 đại biểu Quốc hội và trước cử tri. Bởi, đối tượng, địa bàn, khu vực cho vay của Ngân hàng CSXH có độ rủi ro cao, nhưng nợ xấu thấp nhất trong hệ thống tín dụng (năm 2013 là 1,08%).

Nguồn vốn cần ổn định lâu dài

Từ năm 2005-2012, gần 19 triệu lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách khác được vay vốn ưu đãi, giúp gần 2,4 triệu lượt hộ vượt qua ngưỡng nghèo; tạo việc làm cho gần 8 triệu lao động, hơn 92.000 lao động thuộc gia đình chính sách được vay vốn đi xuất khẩu lao động… Tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2005-2010 từ 22% giảm xuống 9,45% và năm 2011-2012 giảm từ 14,2% xuống 9,6%...

Tuy nhiên, việc thực hiện tín dụng chính sách đang gặp một số khó khăn. Theo ông Nguyễn Văn Lý - Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng CSXH, khó khăn lớn nhất hiện nay là tìm nguồn vốn bền vững. Bởi, các nguồn vốn hiện nay chủ yếu là ngắn hạn nhưng ngân hàng đang cho vay trung và dài hạn; vốn huy động lãi suất cao chiếm hơn 54% khiến Chính phủ phải bù lỗ lớn…

Trước những khó khăn này, Ngân hàng CSXH đã đề nghị Quốc hội, Chính phủ bổ sung nguồn vốn cấp từ ngân sách nhà nước hàng năm; bố trí nguồn vốn vay dài hạn, lãi suất thấp; các Bộ LĐTBXH, NNPTNT trình Chính phủ bổ sung 171/311 xã vùng bãi ngang ven biển, hải đảo được hưởng chính sách tín dụng ưu đãi…

Ông Hùng cho hay, những kiến nghị của Ngân hàng CSXH sẽ được đưa vào báo cáo giám sát và trình Quốc hội.

Ông Hùng lưu ý, trong bối cảnh đánh giá nghèo đa chiều, Ngân hàng CSXH cần tiếp tục thiết kế cho phù hợp theo hướng thiết thực, hiệu quả, đa dạng và linh họat; tham mưu cho Chính phủ nâng mức vay, thời hạn vay. “Với những kết quả tích cực trong 11 năm họat động của Ngân hàng CSXH, tới đây tín dụng chính sách phải là một trong những trụ cột giảm nghèo” - ông Hùng nhấn mạnh...
                                                                                                           Phương Đông
                                                                                                          Theo danviet.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập59
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm57
  • Hôm nay40,458
  • Tháng hiện tại167,020
  • Tổng lượt truy cập85,074,056
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây