Học tập đạo đức HCM

Dự án khí sinh học trong chăn nuôi: Giá trị từ kinh tế xanh

Thứ năm - 04/08/2016 03:33
Dự án “Chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam” giai đoạn II (2007 - 2016) đã mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường to lớn với giá trị kinh tế xanh, ước tính 42 triệu USD, giúp các nông hộ sử dụng hiệu quả khí sinh học như một nguồn năng lượng rẻ tiền.

Đây là nhận định của các đại biểu tại hội nghị tổng kết của Bộ NN&PTNT về Dự án Giai đoạn II (2007 - 2016) Chương trình “Khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam” và góp ý cho Dự thảo đề xuất dự án mới do Chính phủ Hà Lan tài trợ, thông qua Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV) từ năm 2003 diễn ra vừa qua tại Hà Nội.

dự án khí sinh học trong chăn nuôi

Xây dựng các công trình khí sinh học - ảnh:CTV

Ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, chất thải trong chăn nuôi sau khi áp dụng xử lý sinh học được áp dụng rộng trong nhiều lĩnh vực của ngành nông nghiệp như chăn nuôi, thủy sản, trồng trọt… Dự án “Chương trình Khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam” giai đoạn II được thực hiện từ năm 2007 và sau hơn 9 năm thực hiện, đã có tầm ảnh hưởng rộng lớn về lợi ích kinh tế, xã hội và đặc biệt về môi trường. Đây là dự án duy nhất và đầu tiên ở Việt Nam phát hành và bán tín chỉ giảm phát thải theo cơ chế “Tín chỉ vàng tự nguyện” với tổ chức ban hành tín chỉ uy tín nhất thế giới. Đại diện tổ chức SNV cho biết, tổng nguồn vốn của dự án là hơn 13,7 triệu euro (không tính nguồn vốn đầu tư của các hộ dân). Dự án được tổ chức chặt chẽ từ trung ương đến địa phương với bộ máy tinh gọn, thực hiện trên cơ sở hợp đồng cam kết thực hiện ràng buộc trách nhiệm và kết quả đầu ra với hiệu quả kinh tế. Trong quá trình thực hiện, Dự án cũng nhận được sự hỗ trợ tích cực của các bộ, ngành, cơ quan liên quan trong Bộ NN&PTNT, nhất là các nhà tài trợ của SNV trong việc tìm kiếm nguồn kinh phí tài trợ để hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch. Đến hết giai đoạn II, dự án đã giải ngân 12,688 triệu euro, đạt 92,6% kế hoạch.

Trong giai đoạn II, Dự án đã xây dựng được 132.360 công trình, đạt 95% kế hoạch; trên 660.000 dân được hưởng lợi; trên 2 triệu tấn CO2 được giảm thải; đào tạo tập huấn cho 830 kỹ thuật viên tỉnh, 1.180 thợ xây; 105.307 sổ tay kỹ thuật, 165.605 tờ rơi sử dụng

Bà Lưu Ngọc Anh, Điều phối viên Dự án cho biết, Dự án đã hoàn thành quy trình quản lý tài chính và trả tiền trợ giá qua bưu điện đến tận tay hộ dân, đơn giản, thuận tiện và hiệu quả cao. Tính đến hết 30/5/2016, dự án đã cung cấp dịch vụ kỹ thuật và tài chính để hỗ trợ xây dựng 132.360 công trình khí sinh học cho các hộ gia đình nông thôn tại 55 tỉnh, thành phố.

Sau khi mỗi công trình được hoàn thiện, dự án tiến hành trợ giá cho các hộ gia đình ở mức 1,2 triệu đồng/hộ. Tiền trợ giá được chuyển trực tiếp cho từng hộ gia đình bằng đường bưu điện. Các công trình đã cung cấp nguồn năng lượng sạch và tái tạo cho hơn 600.000 người dân. Đồng thời, tập huấn về sử dụng công trình khí sinh học trước xây dựng cho tổng số 134.397 hộ dân cũng như sử dụng phụ phẩm khí sinh học trong sản xuất nông nghiệp cho 133.272 hộ dân.

Đại diện tỉnh Hậu Giang chia sẻ, Hậu Giang đã xây dựng và vận hành trên 200 công trình khí sinh học, đến nay, các công trình này đã mang lại lợi ích lớn, giúp bảo vệ môi trường chăn nuôi và hiệu quả kinh tế cho nông hộ. Các hộ khi xây dựng công trình thu được khí gas sinh học, dùng đun nấu, thắp sáng, úm heo, làm nhiên liệu chạy máy phát điện, các phụ phẩm như nước thải, chất bã thải là nguồn phân bón nhiều dinh dưỡng. Chỉ tính riêng hiệu quả làm nhiên liệu đun nấu, một công trình khí sinh học tiết kiệm 2 - 3 triệu đồng/năm/hộ. Còn chị Trần Thị Điệp, hộ xây dựng huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh chia sẻ, gia đình chị được nhận trợ giá 1,2 triệu đồng khi xây dựng chương trình, được tập huấn, nghiệm thu công trình. Cùng đó, Dự án cũng cung cấp các tài liệu in đa phương tiện để có thông tin về công nghệ khí sinh học và sử dụng khí sinh học hiệu quả, kinh tế.

 

Chặng đường tiếp theo

Dự án đã mang lại hiệu quả kinh tế xã hội và môi trường to lớn, với giá trị kinh tế xanh ước tính gần 42 triệu USD và cung cấp phụ phẩm khí sinh học như một loại phân bón hữu cơ phục vụ trồng trọt. Trên hết, cuộc sống của người dân, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em tại những gia đình có công trình khí sinh học đã được cải thiện rất nhiều về điều kiện sống, môi trường và sức khỏe.

Ông Miguel Mendez, Giám đốc SNV Việt Nam cho biết, SNV đã có nhiều đóng góp với Việt Nam trong việc tạo sinh kế, giúp người dân Việt Nam hướng tới nguồn năng lượng sạch, vệ sinh nông thôn, lao động bền vững. Biogas phù hợp với tất cả các ngành, đây là nguồn năng lượng bền vững chất thải đầu vào; vệ sinh môi trường, phát thải khí CO2 nhất là trong điều kiện biến đổi khí hậu như hiện nay. Trong giai đoạn tiếp theo, Dự án cần tập trung vào việc hỗ trợ kỹ thuật và thu hút các nguồn tài trợ để thực hiện.

Ông Hoàng Thanh Vân, Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, ước tính hàng năm ngành chăn nuôi thải ra 85 triệu tấn chất thải, ảnh hưởng lớn đến môi trường vệ sinh nông thôn và làm tăng hiệu ứng khí nhà kính. Người dân và Chính phủ nhận thấy rõ việc xây dựng các công trình khí sinh học nông hộ vẫn là giải pháp hữu hiệu hiện nay trong xử lý chất thải chăn nuôi, giảm ô nhiễm môi trường. Việc xây dựng công trình khí sinh học cũng mang lại đa lợi ích về cung cấp năng lượng, cung cấp phân bón hữu cơ cho sản xuất nông nghiệp, vệ sinh, sức khỏe.

Dựa trên những thành công của Dự án “Chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam” giai đoạn II, Cục Chăn nuôi đã xây dựng đề xuất dự án mới Dự án “Chương trình khí sinh học quốc gia” với mục tiêu tập trung phát triển ngành khí sinh học bền vững định hướng thị trường, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong lĩnh vực khí sinh học với các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao và giá cả cạnh tranh. Theo đó, dự án “Chương trình khí sinh học quốc gia” mới sẽ tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật và vận hành xây dựng 100.000 công trình khí sinh học trên cả nước, đồng thời hỗ trợ thể chế hóa một số nội dung liên quan đến lĩnh vực KSH trong ngành chăn nuôi.

>> Dự kiến thời gian thực hiện dự án mới Dự án “Chương trình khí sinh học quốc gia” là 4,5 năm (từ 1/7/2016 - 31/12/2020) tại 45 tỉnh, thành phố. Tổng kinh phí dự kiến thực hiện là 8,315 triệu euro. Trong đó, vốn tài trợ từ SNV là hơn 3,4 triệu euro; vốn thu từ bán tín chỉ 3,9 triệu euro và vốn góp từ doanh nghiệp khí sinh học là 626.000 euro.

theo: nguoichannuoi.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập124
  • Hôm nay105,091
  • Tháng hiện tại853,703
  • Tổng lượt truy cập93,231,367
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây