Học tập đạo đức HCM

Nở rộ làm nông nghiệp đô thị - 'Vườn treo' rau sạch 10 người ăn quanh năm

Thứ ba - 16/08/2016 02:33
“Nông dân ruộng bê tông” là khái niệm do những người thích tự trồng rau tại nhà như chị Nguyễn Thị Thúy (số 8, ngách 25/82 Kim Ngưu, Hà Nội) tự đặt. Ngay khi sinh đứa con đầu lòng, bà mẹ trẻ quyết định biến khu sân thượng bỏ không rộng hơn 100m2... thành một mảnh vườn ngập tràn cây xanh.


Họ nhận mình là những “nông dân thành thị”, sở hữu những mảnh vườn vô cùng độc đáo. Với họ, làm nông không đơn thuần là hoạt động sản xuất. Nó là một thú chơi rất... mốt.

Người thành thị đổ xô làm nông nghiệp chỉ vài năm gần đây, khi “bóng ma” thực phẩm bẩn bủa vây từng ngõ ngách. Những “vườn treo” được tạo dựng ở trên sân thượng, ban công, thậm chí là bức tường thẳng đứng của ngôi nhà. Ngay tại Hà Nội (nơi có mật độ dân số gấp 100 lần mật độ chuẩn của thế giới) vẫn có vô số “nông dân trên ruộng bê tông”.

 

“Vườn treo” rau sạch 10 người ăn không hết

“Nông dân ruộng bê tông” là khái niệm do những người thích tự trồng rau tại nhà như chị Nguyễn Thị Thúy (số 8, ngách 25/82 Kim Ngưu, Hà Nội) tự đặt. Ngay khi sinh đứa con đầu lòng, bà mẹ trẻ quyết định biến khu sân thượng bỏ không rộng hơn 100m2 của gia đình thành một mảnh vườn ngập tràn cây xanh.

Hạt giống được gieo trong các thùng xốp chứa đất hữu cơ giàu dinh dưỡng. Hệ thống tưới nhỏ giọt được giăng mắc khắp nơi, chỉ cần bật công tắc là quần thể cây được tắm mát. Suốt 5 năm qua, chị Thúy sưu tầm rất nhiều loại giống rau, củ, quả rồi gieo trồng trên thửa vườn của mình. Cây trồng được phân bố theo tầng nấc. Phía trên là giàn mướp như tấm màn che mưa, nắng. Ở dưới là những khung giá đỡ xếp tầng được đặt các thùng xốp chứa đất trồng trên 30 loại rau ăn lá, rau gia vị và các loại cây lấy củ như gừng, nghệ...

Đặc biệt, những loại cây ăn quả vốn rất “sang chảnh” và khó chăm sóc như cà chua, dưa lê, đậu trạch, dưa chuột, dưa lưới cũng được bà chủ vườn “thuần phục” và đơm hoa kết trái.

Chị Thúy ngắt một quả dưa lê căng mọng rồi bổ dọc thành 6 múi mời chúng tôi ăn. Ngọt lịm, mát và có mùi thơm nhẹ. Chủ nhà cười bảo: “Rau quả chị tự tay trồng, sạch tuyệt đối!”. Chị Thúy sử dụng phân trùn quế bổ sung dinh dưỡng cho đất. Nếu phát hiện sâu bệnh, chủ vườn lập tức mua thuốc lào về ngâm, sau đó trộn lẫn hỗn hợp bột ớt, tỏi, gừng giã nhuyễn để tạo nên chế phẩm bảo vệ thực vật hữu cơ phun cho cây trồng.

Trong mảnh vườn của chị Thúy có 3 khóm chùm ngây cao lớn. Mỗi ngày, chị ngắt khoảng 20 lá nấu cháo cho mấy đứa trẻ trong gia đình ăn. Đây là nguồn dưỡng chất bổ dưỡng (nhất là omega3) giúp trẻ sinh trưởng, phát triển.

Cơ cấu các giống rau, quả được chuyển đổi linh hoạt theo mùa, vừa để thay đổi khẩu vị, vừa để tránh sâu bệnh hại. Vụ hè thu, các giống rau chủ đạo là dền, mồng tơi, muống, đay, mướp (hoặc bầu). Vụ đông có thể trồng cải ngọt, cải bắp, su hào, bí...

Mảnh vườn ấy cho thu hoạch trung bình 2 - 3kg rau quả mỗi ngày, đáp ứng tốt nhu cầu rau sạch cho 10 khẩu phần ăn trong gia đình. Thậm chí, những nhiều lần không hái kịp, chủ vườn phải cắt bớt đem cho hàng xóm.

Chị học nghề nông từ mạng internet. Từ lý thuyết ứng dụng ra thực tiễn không phải lúc nào cũng thành công. Mỗi lần thất bại, chị lại hỏi các thành viên trong Hội những người thích tự trồng rau tại nhà trên mạng xã hội facebook. Họ sẽ chỉ dẫn tận tình.

Trong vườn, chị quý nhất những cây dưa lưới giống nhập khẩu từ Nhật Bản. Bởi, “thuần” được nó không hề đơn giản. Vụ đầu, cây lên xanh tốt, ra nhiều hoa nhưng không đậu quả. Tìm hiểu mới biết, giống dưa này không tự thụ phấn được, bởi ong bướm không thích đậu. Năm sau, chị tự thụ phấn nhân tạo cho hoa bằng cách ngắt nhị hoa đực mọc ở thân rồi phấn cho nhụy hoa cái, thế là bội thu.

 

Người “lười” vẫn có thể trồng rau

Bận sáng tối với công việc kinh doanh bánh ngọt, chị Vân Anh (số 9, ngách 260/20 đường Cầu Giấy, Hà Nội) vẫn được thưởng thức rau sạch do mình tự trồng trên sân thượng tầng 6. Bí quyết của chị nằm ở hệ thống tưới nước tự động. Mỗi ngày 3 lần (7 giờ sáng, 1 giờ chiều và 7 giờ tối), hệ thống tưới tiết kiệm lại tự động vận hành. Bởi vậy, những chậu rau của chị luôn xanh tốt.

14-05-33_vuon-treo-3
Nhờ hệ thống tưới nước tự động, chị Vân Anh khẳng định “người lười vẫn có thể tự trồng rau sạch”

 


“Với 40 chậu rau tự trồng, 4 người trong gia đình tôi tự túc được nguồn rau sạch. Có lần, cả nhà đi du lịch ở Phú Quốc gần 10 ngày, thế mà vườn rau vẫn xanh um vì luôn được cung cấp đủ nước. Đúng là, người lười vẫn có thể trồng rau”, chị Vân Anh chia sẻ.

Dù chỉ hở 2m2 ngoài ban công, chị Mai Phương, một cư dân tòa chung cư ở Phố Vọng (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) vẫn đầu tư 10 chậu nhựa trồng rau. Hỏi lý do, chị bảo: “Chủ yếu để lấy rau sạch cho đứa con trai ăn dặm. Bởi sức đề kháng của trẻ nhỏ quá yếu, nếu ăn phải thực phẩm kém vệ sinh rất dễ tiêu chảy”.

14-05-33_vuon-treo-1
Mô hình trồng rau mini của chị Phương


Nếu trước đây, một ban công nhỏ thường chỉ để trồng hoa thì vườn rau siêu nhỏ của chị Phương đang là mốt chơi cây xanh ở các khu dân cư. Không chỉ ở Hà Nội, ngày càng có nhiều cư dân thành thị rủ nhau “lên đồng”. Cánh đồng ấy nằm lơ lửng trên cao, và mỗi ban công, sân thượng là một mảnh vườn, thửa ruộng.

Theo Minh Phượng/nongnghiep.vn

 

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập292
  • Hôm nay105,091
  • Tháng hiện tại848,390
  • Tổng lượt truy cập93,226,054
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây