Vườn dưa leo tiền tỷ nói trên là của anh Lê Lý Thể Phúc ở ấp Bàu Sim, xã Tân Thông Hội, Củ Chi, Tp.HCM. Mô hình trồng dưa leo trong nhà lưới mà người dân ở đây thường nói vui là “giăng mùng” cho cây được đánh giá là một trong những mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Nhìn từ trên cao, vườn dưa leo của anh Phúc như được bao bọc bởi 1 tấm mùng khổng lồ
Với chi phí đầu tư cố định ban đầu khoảng 2 tỷ đồng/năm, hiện nay vườn dưa leo của anh Phúc khá hiện đại với hệ thống nhà lưới bao quanh, toàn bộ hệ thống tưới tự động được kết hợp với việc bón phân, thuốc. Trang trại được quản lý khá chặt chẽ về quy trình sản xuất, từ khâu chọn lựa giống, phân thuốc cho đến quy trình chăm sóc đều có sự kiểm soát kỹ.
Hệ thống tưới hiện đại, đi vào từng chậu giá thể bằng các ống dẫn nhỏ, tiết kiệm nước
Vườn dưa được chia thành nhiều ô, thời gian xuống giống giữa các ô khác nhau. Do đó, thời gian thu hoạch cũng khác nhau nên quanh năm có sản phẩm. Tại các luống dưa, được phủ bằng các tấm bạt đen nông nghiệp giúp ngăn ngừa được cỏ dại, giữ ẩm cho đất. Hạt giống sau khi xử lý, được gieo vào các khay nhựa, sau đó không cấy ra đất mà được trồng trong các bầu bằng nylon, đựng sẵn giá thể và được giữ nguyên cho đến hết mùa vụ.
Công nhân đang cấy dưa leo vào giá thể, chuẩn bị một mùa vụ mới
Anh Phúc cho biết: “Việc trồng dưa leo vào trong các bao giá thể như vậy, có nhiều lợi ích, thứ nhất là có thể dễ dàng kiểm soát môi trường, điều khiển được độ ẩm, kiểm soát dinh dưỡng, cỏ dại và cái lợi tiếp theo đó là khả năng quay vòng nhanh, tận dụng được giá thể, diện tích vì là trồng chuyên canh nên mùa vụ diễn ra liên tục trong năm”
Không làm giàn mà dưa leo được các công nhân cho “đu dây”, phương pháp này tiết kiệm chi phí, vườn thông thoáng hơn
Hiện tại, có hơn 10 công nhân đang làm việc tại vườn dưa leo của anh Phúc với mức lương trung bình khoảng 5 triệu đồng/tháng, đây là các lao động tại địa phương. Anh Nguyễn Hữu Đại, một công nhân đã làm việc tại vườn dưa leo này gần 4 năm thổ lộ: “Tuy là làm nông nghiệp, nhưng làm ở vườn này công việc cũng không có gì là vất vả, các khâu gần như tự động hết, chỉ có một số công đoạn như kiểm tra sâu bệnh, thu hoạch thì phải làm thủ công”. Cũng theo anh Đại, thu nhập của anh khi làm việc ở đây, ngoài lương chính ra thì nhiều khi cũng có thêm tiền thưởng nên cuộc sống tương đối ổn.
Thu hoạch dưa lứa cuối trước khi chuyển sang vụ mới
Anh Phúc cho biết, hiện sản phẩm dưa leo của anh đang được tiêu thụ chủ yếu trong hệ thống các siêu thị như Co.op Food, Satra Food…liên kết cung cấp sản phẩm sạch cho khu nông nghiệp công nghệ cao. Thu nhập bình quân mà mô hình này đem lại là khoảng 350 triệu đồng/năm.
Về định hướng sắp tới, anh Phúc tiết lộ: “Tôi đang có kế hoạch sẽ quy hoạch lại việc sản xuất, sẽ tiếp tục mở rộng thêm mô hình, địa bàn có thể mở rộng sang các tỉnh lân cận”
Theo bà Phan Thị Xuân Hương, Chủ tịch Hội nông dân xã Tân Thông Hội, Củ Chi: “Đây là một trong những mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả cao xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã. Tích cực góp phần tạo việc làm cho một số lao động tại địa phương”.Theo danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;