Học tập đạo đức HCM

Hà Tĩnh "ráo riết" ngăn chặn nguy cơ dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiễm

Chủ nhật - 04/11/2018 22:44
Trước tình trạng bệnh dịch tả lợn Châu Phi nguy cơ xâm nhiễm vào Việt Nam rất cao, Hà Tĩnh đã và đang vào cuộc quyết liệt, thực hiện đồng bộ các giải pháp để chủ động phòng ngừa và ngăn chặn.

Hà Tĩnh “ráo riết” ngăn chặn nguy cơ dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiễmDịch tả lợn châu Phi hoành hành gây thiệt hại lớn trong sản xuất ở Trung Quốc. Ảnh: Agroday

Hà Tĩnh là tỉnh có tổng đàn lợn khá lớn (hơn 220.000 con); chăn nuôi nông hộ, nhỏ lẻ vẫn chiếm tỷ lệ cao, lưu lượng vận chuyển lợn và các sản phẩm của lợn qua nhiều địa bàn. Để chủ động ngăn chặn dịch bệnh xâm nhiễm, Hà Tĩnh đã triển khai quyết liệt bằng các giải pháp.

Hà Tĩnh “ráo riết” ngăn chặn nguy cơ dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiễmHà Tĩnh có tổng đàn lợn khá lớn, nguy cơ nhiễm bệnh cao

Ông Trần Hùng - Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi - Thú y cho biết: Từ tháng 8/2018 đến nay, Hà Tĩnh đã ban hành nhiều văn bản, đồng thời tổ chức các cuộc họp để chỉ đạo các cấp, ngành liên quan và địa phương tăng cường giám sát phát hiện sớm, sẵn sàng ứng phó kịp thời và hiệu quả với bệnh dịch tả lợn Châu Phi.

Đồng thời với đẩy mạnh công tác tuyên truyền hướng dẫn cho các địa phương, người chăn nuôi về tình hình bệnh dịch tả lợn Châu Phi và các biện pháp phòng chống, tỉnh đã kịp thời cấp 10.000 lít hóa chất sát trùng Benkocid để các địa phương tổng vệ sinh, tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi.

Hà Tĩnh “ráo riết” ngăn chặn nguy cơ dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiễmKiểm soát vận chuyển gia súc, tiêu độc khử trùng là một trong những giải pháp phòng ngừa dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiễm vào địa bàn

Thực hiện Chỉ thị 8523/CT- BNN-TY ngày 1/11/2018 của Bộ NN&PTNT về việc tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng và ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm bệnh dịch tả lợn Châu Phi vào Việt Nam, Hà Tĩnh đã xây dựng kế hoạch để khẩn trương triển khai thực hiện hiệu quả. Trong đó, Ban chỉ đạo 389 Hà Tĩnh chỉ đạo các đơn vị liên quan luôn chủ động theo dõi, nắm chắc tình hình dịch tả lợn Châu Phi tác động vào Việt Nam và tỉnh Hà Tĩnh.

Ông Lương Trường Thọ - Phó trưởng Ban thường trực BCĐ 389, cho hay: Để ngăn chặn kịp thời và hiệu quả bệnh dịch tả lợn Châu Phi, các ngành chức năng tăng cường các biện pháp kiểm soát lưu thông, nhất là đối với thịt lợn nhập khẩu trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép động vật và sản phẩm động vật (đặc biệt là lợn) qua biên giới.

Phối hợp với chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng tuyên truyền cho nhân dân khu vực biên giới về tác hại của việc vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu trái phép để người dân hiểu, không tham gia, tiếp tay cho buôn lậu.

Hà Tĩnh “ráo riết” ngăn chặn nguy cơ dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiễmCần tiêm vắc- xin phòng ngừa đầy đủ các bệnh truyền nhiễm khi đàn lợn đang còn khỏe mạnh

Ông Nguyễn Tuấn Thanh - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho rằng: Quan trọng nhất là các địa phương bám sát, nắm bắt cụ thể về tình hình chăn nuôi ở những vùng trọng điểm, các gia trại, trang trại, các doanh nghiệp chăn nuôi đóng trên địa bàn để tổ chức tốt công tác phòng, chống dịch bệnh. Tổ chức giám sát chặt chẽ nơi buôn bán, giết mổ, trung chuyển lợn; thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc sau mỗi buổi họp chợ, mỗi ca giết mổ lợn...

"Trường hợp phát hiện lợn bệnh với các triệu chứng của bệnh dịch tả lợn Châu Phi, lợn chết không rõ nguyên nhân hoặc lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, vận chuyển trái phép thì phải báo ngay với cơ quan chức năng để lấy mẫu gửi chẩn đoán, xét nghiệm hoặc xử lý theo quy định..." - ông Thanh nhấn mạnh.

Báo cáo mới nhất của Bộ NN&PTNT cho biết, từ tháng 8/2018 đến 31/10/2018, tại 13 tỉnh Trung Quốc phát hiện 54 ổ dịch tả lợn Châu Phi, buộc phải tiêu hủy 210 nghìn con. Đặc biệt, dịch đã xẩy ra tại TP Phổ Nhĩ thuộc tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), cách biên giới các tỉnh Tây Bắc Việt Nam khoảng 150 km. Vì vậy, nguy cơ bệnh dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiễm vào Việt Nam là rất cao.

Đáng lo ngại là dịch tả lợn Châu Phi có thể lây nhiễm xuyên biên giới thông qua việc vận chuyển, lưu hành các sản phẩm thịt lợn bị nhiễm bệnh. Hiện, chưa có vắc - xin điều trị đặc hiệu vi rút của dịch tả lợn Châu Phi. Đây là một chủng độc lực cao, vi rút này sẽ khiến 100% số lợn bị nhiễm bệnh chết và có thể tồn tại nhiều tuần hoặc vài tháng trong thịt lợn được bảo quản hoặc thịt muối, thức ăn chăn nuôi.

Theo Hữu Trung/baohatinh.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập123
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm122
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại181,856
  • Tổng lượt truy cập90,245,249
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây