Theo báo cáo của Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NNPTNT), trong tháng 10, cả nước phát hiện 932 vụ vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, giảm 136 vụ (tương ứng giảm 13%) so với tháng 10/2017; diện tích rừng bị thiệt hại 30 ha (trong đó, thiệt hại do phá rừng là 29 ha, cháy rừng là 01 ha), giảm 03 ha (tương ứng giảm 9%) so với tháng 10/2017.
Lũy kế 10 tháng đầu năm 2018, cả nước đã phát hiện 10.728 vụ, giảm 3.658 vụ (tương ứng giảm 25%) so với 10 tháng đầu năm 2017; diện tích rừng bị thiệt hại 10 tháng đầu năm là 461 ha, giảm 476 ha (tương ứng giảm 51%) so với 10 tháng năm 2017.
Về Phát triển rừng, lũy kế đến ngày 24/10/2018, cả nước đã chuẩn bị được gần 663,5 triệu cây giống các loại, bằng 128,3 % so với cùng kỳ năm 2017.
Cả nước đã trồng được 186.834 ha rừng, bằng 105% so với cùng kỳ năm 2017, bằng 87,1 % so với kế hoạch, trong đó: trồng rừng phòng hộ, đặc dụng: 11.466 ha, đạt 80,5 % kế hoạch năm bằng 110 % so với cùng kỳ năm 2017; trồng rừng sản xuất: 175.368 ha (trồng mới 47.356 ha, trồng lại sau khai thác 127.623 ha), đạt 89,6 % kế hoạch năm, bằng 105,3 % so với cùng kỳ năm 2017. Trồng cây phân tán: 47 triệu cây, đạt 79,6 % kế hoạch năm, bằng 103 % so với cùng kỳ năm 2017.
Kim ngạch xuất khẩu gỗ tăng 16% so với cùng kỳ năm 2017. Ảnh: I.T.
Về sử dụng rừng, ước tính (theo diện tích) khai thác rừng trồng tập trung toàn quốc trong tháng 10 khoảng 22.000 ha, tương ứng sản lượng 1,63 triệu m3. Lũy kế từ đầu năm ước đạt 15,47 triệu m3 (bằng 83,5% kế hoạch năm 2018), tăng khoảng 4% so với cùng kỳ năm 2017.
Tính đến 23/10/2018 cả nước đã thu được 2.557 tỷ đồng tiền dịch vụ môi trường rừng, đạt 109 % kế hoạch năm 2018 và 161% so với cùng kỳ năm 2017 (thu tăng so với cùng kỳ 967 tỷ đồng) trong đó: Quỹ Trung ương thu được: 1.974,7 tỷ đồng (đạt 117,7% kế hoạch năm 2018); quỹ tỉnh thu được 582 tỷ đồng.
Xuất khẩu lâm sản tiếp tục tăng trưởng ấn tượng trên 16% so với năm 2017. Theo đó, giá trị xuất khẩu lâm sản chính 10 tháng năm 2018 ước đạt 7,612 tỷ USD (bằng 84% kế hoạch năm); tăng 16,12% so với cùng kỳ năm 2017; chiếm 23,37% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu toàn ngành, trong đó: gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 7,23 tỷ USD, tăng 16,12%.
Giá trị xuất siêu của lâm sản chính 10 tháng ước đạt 5,72 tỷ USD. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là các quốc gia: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và EU, chiếm khoảng 87% kim ngạch xuất khẩu. Trong 9 tháng năm nay, giá trị xuất khẩu tại các thị trường chính này đều có tăng trưởng tốt so với cùng kỳ 2017.
Đặc biệt, với việc Việt Nam và EU vừa ký Hiệp định Đối tác tự nguyện về thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT) sẽ giúp thúc đẩy xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ sang thị trường EU trong thời gian tới.
Theo danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;