Trong tổng số 98 dự án trên, UBND tỉnh chấp thuận 47 dự án (44 dự án trong nước và 3 dự án đầu tư nước ngoài); BQL Khu kinh tế tỉnh chấp thuận 11 dự án (7 dự án trong nước và 4 dự án đầu tư nước ngoài) và UBND các địa phương chấp thuận 40 dự án.
So sánh với các tỉnh lân cận, thu hút đầu tư vào Hà Tĩnh đạt cao hơn cả về số dự án và số vốn đăng ký (Nghệ An chấp thuận 70 dự án, Quảng Bình chấp thuận 50 dự án).
Theo đánh giá, môi trường đầu tư của Hà Tĩnh tiếp tục chuyển biến tích cực, thu hút các doanh nghiệp lớn, có thương hiệu.
Đặc biệt, ngoài các dự án lớn đầu tư vào lĩnh vực thương mại, dịch vụ, du lịch, trong 9 tháng đầu năm đã thu hút một số dự án lớn về lĩnh vực công nghiệp như: Nhà máy gỗ OKAL, OSB tại KKT Vũng Áng của Công ty TNHH Thanh Thành Đạt có tổng mức đầu tư khoảng 2.343 tỷ đồng; Nhà máy HAIVINA Hồng Lĩnh của Công ty TNHH HAIVINA - Hàn Quốc có tổng số vốn đăng ký 15 triệu USD; 2 dự án nhà máy điện mặt trời của Công ty GA. Power LTE. LDT – Cộng hòa LB Đức có tổng vốn đầu tư 46,6 triệu USD.
Hiện nay, có nhiều nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước đang nghiên cứu, tìm hiểu đầu tư vào Hà Tĩnh như: Tập đoàn T&T tìm hiểu đầu tư dự án Khu đô thị sinh thái, du lịch, vui chơi giải trí đảo Xuân Giang 2 và dự án Khu đô thị thương mại dịch vụ, biệt thự sinh thái Nam Cầu Phủ; Tập đoàn FLC tìm hiểu đầu tư dự án tổ hợp sân golf, du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí và đô thị biển FLC Thiên Cầm và dự án Khu đô thị thông minh FLC Hà Tĩnh; Công ty Crystial Bay tìm hiểu đầu tư dự án Công viên trung tâm và Khu đô thị Lam Hồng Garden Park City;
Công ty CP Tập đoàn Nguyễn Hoàng tìm hiểu đầu tư dự án Thành phố Giáo dục Quốc tế Hà Tĩnh; Công ty ME-LE Biogas GmbH (CHLB Đức) tìm hiểu đầu tư về 4 dự án nhà máy điện khí sinh học; Công ty Phát triển công nghiệp Gyelim, Công ty Phát triển công nghiệp Dea Ryuck, Công ty Điện lực Đông Nam (Hàn Quốc) tìm hiểu đầu tư nhà máy điện sinh khối; Công ty Weiyu (Đài Loan) tìm hiểu đầu tư về lĩnh vực nông nghiệp, cầu cảng…