Học tập đạo đức HCM

Hành trình đi tìm rau sạch trong thời khủng hoảng niềm tin (Bài 3)

Thứ sáu - 08/01/2016 22:10
Để đảm bảo cho chất lượng và sự an toàn cho mỗi bữa cơm gia đình, không ít người quyết định tự trồng rau hoặc tìm kiếm nguồn cung cấp rau được trồng theo quy cách truyền thống.
 
Ảnh minh họa. (Nguồn: PV/Vietnam+)

Tuy nhiên, khi trao đổi với chúng tôi về chất lượng của rau sạch trên thị trường, kỹ sư hóa học, Đặng Hồng Hải, Trưởng phòng Nghiên cứu, Trung tâm Nghiên cứu phát triển Kinh tế và Công nghệ, Liên hiệp các hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam lại thẳng thắn cho rằng, “rau sạch đạt tiêu chuẩn quốc tế hay khu vực ASEAN là không có đâu, chỉ có thể gọi là rau an toàn thôi.”
 
Bài 3: Phương thức canh tác truyền thống sẽ tạo ra rau sạch?
 
Yếu tố tiên quyết là đất và nước
 
Ông Hải chỉ ra quy trình sản xuất ra sạch, yếu tố đầu tiên là phải biết rõ lai lịch khu ruộng, nguồn gốc đất (có bị ô nhiễm hay không, hàm lượng kim loại nặng bao nhiêu, ví trí ruộng cách tối thiểu đường quốc lộ 1 km), nguồn nước tưới có an toàn không, sau đó mới đến quy trình bón phân, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, quy trình thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch…
 
Khi được hỏi về việc một số người sản xuất rau ở ruộng và chỉ để bán mà không ăn, gây tâm lý hoang mang cho người tiêu dùng. Ông Hải cho rằng, “cảm quan của những người sản xuất và người tiêu dùng lo lắng như vậy là có lý. Bởi, việc sản xuất rau tự phát như vậy đã không tuân theo chuẩn mực và có sự giám sát quản lý, nên không thể kiểm soát được sự ô nhiễm từ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật bị lưu giữ trong đất.”
 
“Quy trình cách ly hiện nay chủ yếu chỉ bảo vệ cho người sản xuất (như mùi, độc tố bên ngoài) hơn là người tiêu dùng.” Ông Hải cho biết, Trung tâm Nghiên cứu phát triển Kinh tế và Công nghệ đã thực hiện những kiểm định một số khu vực đất trồng rau sau hai năm không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Nhưng tại đây, vẫn còn tồn dư lượng hóa chất ở đó và các chất này sẽ được hút trực tiếp vào cây theo cơ chế nội hấp (thuốc thấm vào trong tế bào và xâm nhập vào hệ thống mạch dẫn trong cây).
 
Về canh tác theo phương thức cổ truyền, ông Hải cũng chỉ ra những yếu tố ô nhiễm tác động đến rau xanh, như nguồn gốc đất không được kiểm soát, nước tưới (giếng khoan, nước tiểu…) có thể chứa độc tố hoặc mầm bệnh khiến hệ thống khuẩn có hại thâm nhập vào rau, hay nồng độ khí thải vượt quá mức cho phép, khói bụi từ đường giao thông lớn cũng ảnh hưởng lớn đến chất lượng của rau.
 
Trồng rau theo phương thức truyền thống. (Nguồn: PV/Vietnam+)
 
Nhận biết rau an toàn
 
Ngắt những quả cà chua ngay tại vườn và trực tiếp ăn, anh Nguyễn Văn Linh, Giám đốc Công ty cổ phần Vinafarm cho chúng tôi biết, hiện nay để bảo vệ nguồn đất cũng như môi trường sản xuất, nhiều nơi đã bắt đầu chuyển sang nghiên cứu, chiết suất thảo dược để phun tưới chống sâu bệnh cho rau.
 
Bên cạnh đó anh Linh giới thiệu, hiện nay thị trường đã có công nghệ hoạt hóa tế bào (muối, 3 đường) tác động vào môi trường bên trong của cây cối, nhằm giúp tăng sức đề kháng, chống chịu biến đổi môi trường. Từ đó, năng suất cây trồng và chất lượng nông sản cũng gia tăng đồng thời rút ngắn được thời gian canh tác. 
 
“Thêm vào đó, công nghệ này cũng cho phép xua đuổi côn trùng ra khỏi vùng canh tác, gây hiện tượng chán ăn của chúng, dẫn đến tự chết đói và suy giảm khả năng sinh sản, từ đó không phải dùng tới các loại thuốc trừ sâu,” anh Linh nói.
 
Theo anh Linh, việc sản xuất rau an toàn vẫn có thể sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học, các chất tăng trưởng nhưng phải tuân thủ đúng quy trình. Bên cạnh đó, rau sạch được sản xuất theo phương thức canh tác hữu cơ, không sử dụng phân bón hóa học, các hóa chất bảo vệ thực vật độc hại, các chất kích thích tăng trưởng.
 

Rau sạch ăn ngay tại vườn. (Ảnh: PV/Vietnam+)
 
Ông Hải cũng giới thiệu một cách đơn giản mà người tiêu dùng có thể tự nhận biết ra rau an toàn.
 
“Ngắt lá rau, gập thành nếp gấp, sau 15-20 phút mà các nếp gấp đó bị nhũn hỏng, điều này cho thấy hàm lượng nitrat (NO3) còn dư nhiều trong rau, còn ngược lại, hàm lượng nitrat thấp. Thông thường, rau an toàn với lượng nitrat thấp, thì lá thường vàng hơn, trong khi lượng nitrat cao, lá có xu hướng xanh mướt hoặc xanh đen,” ông Hải nói./.
 
Bài viết liên quan:
 
 
 
Hạnh Nguyễn (Vietnam+)

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập411
  • Hôm nay54,726
  • Tháng hiện tại194,581
  • Tổng lượt truy cập88,872,915
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây