Học tập đạo đức HCM

Liên kết sản xuất rau - củ - quả: Nhà nước vẫn là “bà đỡ”

Thứ sáu - 08/01/2016 01:57
Khi nông dân Hà Tĩnh và doanh nghiệp (DN) chưa tìm được tiếng nói chung về thị trường thì hơn lúc nào hết, vai trò “bà đỡ” của Nhà nước cần được phát huy. Với sản xuất rau, củ, quả công nghệ cao, chỉ khi Nhà nước và DN thắt chặt mối liên kết thì mới thu hút được sự tham gia của nhà nông.

Chính quyền - “lõi” kết nối

Mới đây, Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh đã có công văn yêu cầu các địa phương Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Đức Thọ, Vũ Quang, TX Kỳ Anh và Nghi Xuân phải kiểm điểm lại việc chỉ đạo sản xuất rau, củ, quả trên cát ven biển và bãi bồi ven sông. Theo đó, các địa phương phải nhìn nhận lại hạn chế về diện tích sản xuất; tổ chức sản xuất liên kết lỏng lẻo, thậm chí, có dấu hiệu thiếu bền vững; cơ cấu cây trồng không theo định hướng sản phẩm chủ lực có lợi thế của tỉnh.

Liên kết sản xuất rau - củ - quả: Nhà nước vẫn là “bà đỡ”

Thông qua chương trình liên kết Hội Nông dân và Mitraco đã tạo điều kiện thuận lợi để HTX Rau - củ - quả Hà Trung (Cẩm Hòa - Cẩm Xuyên) ra đời, biến bãi cát mênh mông thành đồng rau tươi tốt.

Tại Thạch Hà, ban đầu, diện tích sản xuất rau, củ, quả đã mở rộng gần 50 ha, trong đó, xây dựng kế hoạch sản xuất liên kết hành lá với Tổng Công ty KS&TM Hà Tĩnh là 25 ha. Tuy nhiên, DN và nông dân chưa đi đến thống nhất. Các địa phương đã chuyển sang lựa chọn đơn vị liên kết mới là Công ty CP Thực phẩm Nghệ An với cây ớt cay. Theo đó, công ty này hỗ trợ giống, thuốc bảo vệ thực vật và cung ứng phân bón theo hình thức trả chậm cuối vụ và bao tiêu sản phẩm. Ông Nguyễn Văn Sáu - Trưởng phòng NN&PTNT huyện cho biết: “Tại địa phương, cây cải củ đã thể hiện năng suất, hiệu quả ổn định nên bà con có nhu cầu liên kết. Còn nếu không làm củ cải thì bà con lựa chọn ớt cay vì hành lá có chi phí sản xuất cao”.

Hay như ở Cẩm Xuyên, khi DN đã cơ bản hoàn thành san lấp mặt bằng để sản xuất ngay trên địa bàn thì huyện mới vỡ lẽ vì không hay biết. Trong câu chuyện này, chính quyền đã thiếu sâu sát trong quản lý nhà nước, còn doanh nghiệp khi mở rộng diện tích chưa có sự phối hợp với địa phương. Điều đáng lo là, nếu mối liên kết “hai nhà” bị “lung lay” thì lợi ích của người nông dân có còn bền vững?

Cơ quan chuyên môn - “nhạc trưởng” sản xuất

Trong sản xuất rau, củ, quả trên cát, ngành NN&PTNT đóng vai trò là “nhạc trưởng” chuyên môn thực hiện công tác quản lý nhà nước, chỉ đạo sản xuất, đồng thời, tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn ở các địa phương.

Liên kết sản xuất rau - củ - quả: Nhà nước vẫn là “bà đỡ”

Để có sự phối hợp chặt chẽ thì DN cần cung cấp đầu mối để vừa phối hợp, vừa tạo điều kiện cho ngành quản lý quy hoạch và bám sát sản xuất

Cách đây vài năm, sở đã ban hành quy trình sản xuất một số sản phẩm có lợi thế trên vùng cát ven biển và bãi bồi ven sông. Trong đó, cải củ, cải bẹ và sau này là hành lá là những sản phẩm thích ứng tốt nhất, cho hiệu quả kinh tế cao nhất. Điều đáng tiếc xảy ra ở vụ sản xuất năm nay là không chỉ ngành chuyên môn bị bất ngờ về diện tích mới của DN mà cơ cấu cây trồng cũng bị phá vỡ. Các DN tự quyết định trước khi thông qua ngành quản lý.

Ông Nguyễn Tuấn Thanh - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết: “Để có sự phối hợp chặt chẽ thì DN cần cung cấp đầu mối để vừa phối hợp, vừa tạo điều kiện cho ngành quản lý quy hoạch và bám sát sản xuất”.

Trong chuyến kiểm tra sản xuất mới nhất, Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn đã nhận xét: Cơ cấu cây trồng trong sản xuất rau, củ, quả công nghệ cao trên cát ven biển và bãi bồi ven sông thay đổi không theo sản phẩm lợi thế chủ lực của tỉnh. Trong khi đó, việc sản xuất các sản phẩm có lợi thế đang có dấu hiệu lắng dần. Điều này là do ngành chuyên môn không nắm được tình hình sản xuất ở cơ sở, tạo ra lỗ hổng lớn về công tác tập huấn, hướng dẫn bà con trong việc chuyển đổi đối tượng cây trồng.

Mối quan hệ liên kết “4 nhà” luôn đóng vai trò trụ cột trong sản xuất nông nghiệp, đảm bảo một nền sản xuất bền vững, hiệu quả và tính cạnh tranh cao. Sản xuất rơi vào khó khăn phần nhiều là từ yếu tố thị trường, từ đó, thấy rằng, DN phải là “chủ công” tìm kiếm thị trường và Nhà nước phải đảm bảo được nền sản xuất đúng định hướng đề ra.

Nguyễn Oanh
Theo Baohatinh.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập332
  • Hôm nay20,486
  • Tháng hiện tại197,573
  • Tổng lượt truy cập92,575,237
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây