Học tập đạo đức HCM

Hệ thống chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng nông sản: Càng nhiều, càng rối

Thứ hai - 11/03/2013 21:41
Thời gian qua, rất nhiều hệ thống chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng cho nông sản an toàn đã ra đời, từ VietGAP (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt), PGS (hệ thống đảm bảo có sự tham gia giám sát của cộng đồng), rau hữu cơ và mới đây là VietGAP nhãn xanh.
Điều này khiến cho cả người tiêu dùng và người sản xuất cảm thấy lúng túng, không biết đâu mới là sản phẩm thực sự an toàn.
Lạc vào "mê cung"
Thời gian qua, bà Nguyễn Thị Quỳnh Chi, Chủ nhiệm CLB Phụ nữ với tiêu dùng Hà Nội, đã tham gia rất nhiều chương trình giới thiệu nông sản sạch. Tuy nhiên, khi được mời tham gia vào chương trình giới thiệu sản phẩm theo tiêu chuẩn VietGAP nhãn xanh mới đây, bà thực sự băn khoăn. "Có quá nhiều hệ thống tiêu chuẩn chất lượng khiến chúng tôi như lạc vào "mê cung". Thực sự, chúng tôi không biết lựa chọn đâu mới là sản phẩm tin cậy" - bà Chi bày tỏ.
Không chỉ bà Chi mà rất nhiều người tiêu dùng, thậm chí cả cán bộ trong ngành nông nghiệp cũng có cảm nhận tương tự. Trong đó, đại đa số đều bày tỏ tiêu chuẩn VietGAP nhãn xanh còn quá mới mẻ. Bởi theo Cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản (Bộ NN&PTNT), để đạt tiêu chuẩn VietGAP nhãn xanh, nông sản trước hết phải đạt tiêu chuẩn VietGAP, sau đó dựa trên nền tảng tiêu chuẩn chất lượng của CanadaGAP để đánh giá. Ngoài ra, còn thực hiện các mối liên kết dọc, liên kết ngang, thanh, kiểm tra trong quá trình sản xuất...
Sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP tại xã Yên Mỹ, huyện Thanh Trì. Ảnh: Quang Thiện
 
Trước quy trình khá "rắc rối" này, chị Đàm Thị Hoa, một hộ sản xuất rau VietGAP nổi tiếng nhất của xã Yên Mỹ, huyện Thanh Trì cũng phải "lắc đầu". Chị Hoa cho biết, việc thực hiện quy trình sản xuất rau VietGAP đã có quá nhiều yêu cầu kỹ thuật, từ khâu giống đến chăm sóc, thu hoạch, bảo quản. Trong đó, thời gian cách ly sau khi bón phân, phun thuốc 10 - 15 ngày mới thu hoạch, mỗi hộ phải có sổ ghi chép nhật ký từng ngày của ruộng rau, từ ngày làm đất, gieo hạt, bón phân gì, mua ở đâu, số lượng, thời gian thu hoạch... "Với những yêu cầu này, nhiều nông dân còn không đủ kiên trì thực hiện, chưa nói đến tiêu chuẩn cao hơn như VietGAP nhãn xanh" - chị Hoa cho biết.
Kiểm soát từng bước
Theo ông Đặng Văn Vĩnh, Cục Chế biến, thương mại nông, lâm, thủy sản và nghề muối (Bộ NN&PTNT), mặc dù đã có nhiều hệ thống tiêu chuẩn chất lượng ra đời nhưng việc kiểm soát chất lượng vẫn còn nhiều tồn tại. Ông Vĩnh dẫn chứng, có lần vợ ông đi chợ mua cà chua dán nhãn an toàn của một vùng rau nổi tiếng nhưng gia đình ông vẫn bị ngộ độc. Bởi vậy, theo ông Vĩnh, thay vì đưa ra quá nhiều hệ thống tiêu chuẩn chất lượng gây rắc rối, chúng ta nên tập trung kiểm soát tốt chất lượng nông sản với hệ thống tiêu chuẩn hiện có, đảm bảo nông sản thực phẩm an toàn từ sản xuất tới tay người tiêu dùng.
Bà Nguyễn Thị Quỳnh Chi cũng chia sẻ, từ khi thành lập CLB Phụ nữ với tiêu dùng Hà Nội đến nay, đã có 6 công ty mang rau an toàn tới tiếp thị nhưng sau một thời gian lại có hàng giả, hàng kém chất lượng trà trộn vào. Như vậy, việc kiểm soát chất lượng đã đảm bảo hay chưa? Theo bà Chi, Bộ NN&PTNT phải có đánh giá cụ thể và lựa chọn hệ thống tiêu chuẩn chất lượng chính để tuyên truyền, hướng dẫn cho người nông dân và cả người tiêu dùng.
Còn nhớ câu chuyện, nhiều nông dân ở các tỉnh phía Nam đã từ bỏ sản xuất trái cây theo tiêu chuẩn GlobalGAP vì phí chứng nhận quá cao trong khi sản phẩm khó tiêu thụ. Rõ ràng, trước mắt chúng ta cần tập trung vào hoàn thiện, nhân rộng các mô hình sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt của Việt Nam (VietGAP). Trên cơ sở đó nâng cấp tiêu chuẩn cho phù hợp với tình hình quốc tế. Đặc biệt, gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu thụ nhằm đảm bảo đầu ra cho sản phẩm nông sản an toàn.
 
Thiên Tú (ktdt.com.vn)
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập383
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại851,980
  • Tổng lượt truy cập92,025,709
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây