Học tập đạo đức HCM

“Khát” giữa mùa mưa.

Thứ ba - 06/11/2012 21:10
Mùa mưa năm nay, nhiều người lẫn lộn giữa hai cung bậc cảm xúc, vui buồn lẫn lộn. Không mưa, không lụt niềm vui vội qua mau, rồi nỗi lo bất ngờ ập đến vì phải đối mặt với nạn hạn hán. Dù các ngành chức năng đã nỗ lực vào cuộc nhưng điều khó dự báo là mức độ thiệt hại sẽ như thế nào?. Sự “đỏng đảnh” của thời tiết một lần nữa báo động về tình trạng BĐKH đã và đang tung hoành trên địa bàn Hà Tĩnh.

“Lạy trời mưa xuống”.

Trong ba năm lại nay, năm 2011 được coi là “mưa thuận gió hòa”. Trước đó năm 2010 hai trận mưa lớn kéo dài xảy ra vào tháng 9 và tháng 10 đã nhấn chìm biết bao làng mạc, đô thị giữa mênh mông biển nước. Ở thời điểm hiện tại trời vẫn không “chịu” mưa. Và, theo dự báo của cơ quan khí tượng thủy văn thì “lượng mưa trong tháng 11 và tháng 12 không đáng kể”. Đây là một dấu hiệu bất thường và chắc chắn không phải là một tín hiệu được nhiều người mong đợi, bởi đứng trước nguy cơ, hạn hán vì “ đầu ra thì có nhưng đầu vào thì không” ở các hồ chứa nước. Không mưa, không lụt xét ở một bình diện lớn thì lợi nhiều hơn hại. Đời sống sinh hoạt của người dân trong tỉnh đỡ khó khăn. Lớn hơn là sẽ không còn nỗi ám ảnh về tình trạng thiệt hại về tính mạng con người và gia súc gia cầm trong mùa mưa lũ. Nhiều công trình thi công giang dở có thể đẩy nhanh tiến độ. Đồng thời các địa phương có thể bớt vất vả gồng mình chế ngự thiên nhiên. Đối với người nông dân suốt ngày “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” thì khô hạn và lụt lội mức độ thiệt hại cũng tương tư như nhau mà thôi.

“Khát” giữa mùa mưa.

Nghịch lý khát giữa mùa mưa. Ảnh minh họa

Toàn tỉnh hiện có hơn 54.000 ha đất canh tác, trong đó có 51.000 ha diện tích cần tưới nước tưới tiêu.“ Đối với vụ đông xuân không đáng ngại và trong tầm với của ngành thủy lợi. Nhưng những ngày tới nếu không có mưa lớn để các hồ tích nước thì chắc chắn vụ hè thu sẽ phải đối mặt với nguy cơ thiếu nước trầm trọng” Phó Chi Cục trưởng Chi cục Thủy lợi Trần Duy Chiến khẳng định. Trong số 19 hồ đập do Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc Hà Tĩnh quản lý có một số hồ mực nước rất thấp. Hồ Vực Trống (Can Lộc) hiện chỉ còn 34% mực nước so với thiết kế. Nghĩa là chỉ đạt 3,3 triệum3/9,67triệum3. Hồ Khe Cò (Hương Sơn) đạt 1,8 triệu m3/4,2 triệum3 bằng 43%. Mực nước tại các hồ đập thuộc Cty TNHH Nam Hà Tĩnh cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự. Đặc biệt, hồ Kẻ Gỗ có dung tích chứa 345 triệum3 hiện cũng đã xuống mức thấp kỷ lục và chỉ đạt 34% công suất thiết kế. Hồ Sông Rác (Kỳ Anh) cũng lâm vào tình cảnh bi đát. Trong số 27 hồ đập thuộc trách nhiệm Công ty TNHH Nam Hà Tĩnh quản lý, chỉ có ít hồ giữ được mức nước đạt trên 70%.

Như vậy có thể thấy rằng, không chỉ người dân cảm thấy bất an vì thiếu nước mà nhiều cán bộ thủy lợi cũng trong tình trạng “thấp tha thấp thỏm”. với nỗi lo hạn hán. Nghịch lý thiếu nước xảy ra giũa mùa mưa khiến nhiều người cũng chỉ biết ngửa mặt lên cầu khẩn “lạy trời mưa xuống”

…Nỗ lực vào cuộc.

Tính đến thời điểm này, lượng mưa các vùng trên địa bàn tỉnh mới chỉ đạt 48-61,5% so với lượng mưa trung bình nhiều năm qua và chỉ đạt 60-70% so với lượng mưa cùng kỳ năm 2011. Hiện nay đã cuối mùa mưa, song dung tích các hồ chứa nước lớn đạt thấp nhất từ trước đến nay. Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh lượng mưa các tháng còn lại trên địa bàn tỉnh sẽ thấp hơn lượng mưa trung bình hàng năm. “nước đến chân mới nhảy” là chuyện đương nhiên. Nhưng “nhảy” vì không có nước câu chuyện cũng không có gì là lạ

“ Hiện tại mọi việc chưa đáng ngại, tuy nhiên đến cuối tháng 12 tình hình không được cải thiện chúng tôi sẽ yêu cầu bà con chuyển đổi mùa vụ bằng cách thay đổi giống cây trồng. Cty mới được hợp nhất đã phải đối mặt với khó khăn là nạn thiếu nước trầm trọng. Tất nhiên, ngoài việc triển khai các biện pháp cụ thể để “cứu” lúa, chúng tôi sẽ quản lý chặt việc tiết kiệm nguồn nước, không dễ dãi như các đơn vị thủy lợi trước đây đã làm. Đồng thời điều tiết các hồ nước khô cạn bằng nguồn nước từ Linh Cảm về” Giám đốc Cty TNHH MTV Thủy lợi Bắc Hà Tĩnh Trần Quốc Hùng khẳng định.

Sôi nổi Chiến dịch Giao thông - Thủy lợi nội đồng phục vụ sản xuất đông xuân

Một trong những giải pháp cụ thể ngành thủy lợi đưa ra là,

phát động chiến dịch toàn dân ra quân làm thủy lợi

Cũng chẳng kém quyết tâm giải bài toán khô hạn, Cty TNHH MTV Thủy lợi Nam Hà Tĩnh vào cuộc ngay từ khi nghe những thông tin bất lợi về thời tiết. Ông Phạm Đăng Nhật- Giám đốc Cty TNHH MTV Thủy lợi Nam Hà Tĩnh cho hay: “ Hiện tại 100% CB CNV, gồm 193 đã “rải” khắp các hệ thống kênh mương để nạo vét và khơi thông dòng chảy. Đồng thời tu sửa lại những đoạn kênh mương hư hỏng tránh thất thoát nguồn nước. Cùng với đó là gủi văn bản thông báo đến các huyện chỉ đạo người dân đắp bờ vùng bờ thửa để giữ nước trong ruộng. Điểm khác những năm trước là năm nay chúng tôi sẽ tiết kiệm không mở nước đợt 1 (tháng 12). Sẽ là thuận lợi nếu có sự đồng thuận và vào cuộc cao của người dân và chính quyền địa phương.

Một trong những giải pháp cụ thể ngành thủy lợi đưa ra là, phát động chiến dịch toàn dân ra quân làm thủy lợi, nạo vét, khơi thông hệ thống kênh tưới, các kênh dẫn vào các trạm bơm; củng cố bờ vùng, bờ thửa để giữ nước ở mặt ruộng nhằm giảm thiểu nguồn nước phải cung cấp từ các hồ chưa và trạm bơm để làm đất vụ xuân; huy động mọi nguồn lực, tổ chức duy tu bão dưỡng và sữa chữa các công trình thủy lợi bị hư hỏng đảm bảo công trình phục vụ tưới một cách hiệu quả nhất. Ngành chức năng còn tính đến phương án bất đắc dĩ là trong thời gian tới nếu không có mưa sẽ thông báo kịp thời đồng thời hướng dẫn người dân chuyển đổi mùa vụ, đặc biệt là vụ hè thu như trồng các loại hoa màu phù hợp với tình hình thời tiết đảm bão đến mức thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra.

Mặc dù đã ngành chức năng đã và đang triển khai nhiều giải pháp để chống lại nạn hạn hán có thể “xâm lăng”, nhưng nếu không có yếu tố … “thành sự tại thiên”, nghĩa là thiên nhiên “quay lưng” trong những ngày tới thì. Không ai có thể tính được mức độ thiệt hại. Và khi ấy, không chỉ người nông dân mà chắc chắn cả cộng đồng cũng rơi vào hoàn cảnh “cháy thành vạ lây” mà thôi.

HOÀI NAM- TIẾN THÀNH
Nguôn:baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập78
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm77
  • Hôm nay22,652
  • Tháng hiện tại1,063,289
  • Tổng lượt truy cập92,237,018
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây