Học tập đạo đức HCM

Khoanh tay đứng nhìn

Chủ nhật - 07/04/2013 03:59
Gần đây dư luận lại rộ lên việc thương lái người nước ngoài thu mua gốc và rễ cây hồ tiêu ở Tây Nguyên. Mua để làm gì thì không ai biết. Nhiều người dân ở huyện Chư Sê (Gia Lai) cho biết, những ngày qua, khá nhiều thương lái nước ngoài tìm đến tận các hộ gia đình trồng tiêu để gạ mua loại cây này với giá khá cao.
Dù không biết lý do thu mua sản phẩm này để làm gì, nhưng đáng tiếc là không ít người dân thấy giá cao thì cứ đào gốc trốc rễ lên để bán. Việc này làm người ta nhớ lại, cách đây chưa lâu, không ít người dân thuộc nhiều tỉnh, thành đã phải "ngậm đắng” vì thu mua một loại nông sản nào đó xong đợt đầu, đến đợt sau các thương lái không đến lấy khiến củ, quả để thối, chỉ còn cách bỏ đi. Còn nhà chức trách địa phương thì... khoanh tay đứng nhìn.
 
Người nông dân làm ra sản phẩm nhưng không bán được,
 hoặc có bán được thì bị ép giá, thị trường bấp bênh, không ổn định
Ảnh: Hoàng Long
 
Thực tế đó đã diễn ra nhiều lần, xảy ra ở nhiều địa phương với đủ các loại mặt hàng nông sản khiến cho nhiều người là nạn nhân của việc thu mua ồ ạt này từ các thương lái nước ngoài, song, không hiểu sao vẫn tiếp tục tái diễn. Đáng nói là thủ đoạn của các thương lái xa lạ kia  ngày một khó lường hơn.
 
Nhưng, cũng lại nhưng- rằng điều đáng buồn là chính người Việt Nam mình chứ không phải ai khác lại là đối tượng trực tiếp thu gom các mặt hàng nông sản (lần này là rễ cây hồ tiêu ở các hộ trồng tiêu) để tình nguyện làm "đại lý” ăn chênh lệch giá cho thương lái nước ngoài, bất chấp mục đích họ thu mua làm gì; bất chấp cả việc lờ mờ đoán được rằng nếu cánh thương lái kia "bùng” thì bà con đồng bào với mình sẽ thiệt hại nặng nề. Họ trực tiếp thu gom hàng hóa theo đơn đặt hàng của những lái buôn xa lạ. mà muốn có hàng thì phải "dẻo mỏ”, phải "hót hay” thì dân mới tin. Nói chung, họ chỉ chăm chăm đến lợi nhuận của mình mà bất cần hậu quả sự việc, càng không cần biết điều đó làm tổn hại những ai, theo kiểu "sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”. 
 
Mới đây, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành công văn cảnh báo tình trạng người Trung Quốc thu mua gốc rễ tiêu trên địa bàn tỉnh Gia Lai, theo đó mục đích thu mua là không rõ ràng và có dấu hiệu bất thường, ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình hình phát triển cây tiêu và trật tự xã hội, kinh tế trên địa bàn tỉnh. UBND tỉnh đề nghị người dân nâng cao ý thức cảnh giác, chỉ đạo các lực lượng chức năng nắm bắt các đối tượng có hành vi thu mua gốc, rễ cây tiêu tại địa phương.
Còn nhớ, nhằm ngăn chặn thực trạng này, các nhà quản lý đã trực tiếp mở ra các cuộc họp bàn để hạn chế thấp nhất thực trạng thương lái nước ngoài thu gom nông sản ở Việt Nam. Song dường như, tất cả những cuộc bàn thảo, tất cả những giải pháp vẫn chỉ nằm trên giấy, hoặc nếu có một sự triển khai nào đó, cũng chỉ được thời gian đầu. Bởi ngay thời điểm các cơ quan chức năng vào cuộc khá dồn dập, ngay lập tức các vụ việc như tình trạng thu mua dứa, khoai lang… ở Tiền Giang, Vĩnh Long… lắng xuống. Nhưng lắng nơi này thì lại bùng nơi khác. Lắng với sản phẩm này thì lại bùng lên với sản phẩm khác. Vì thế, với chuyện mấy ngày qua thương lái nước ngoài lừa dân mình để thu gom rễ cây hồ tiêu thì cũng có thể nói là không có gì lạ.
 
Chỉ lạ ở chỗ sao cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương biết chuyện ấy, đã có "bài học kinh nghiệm” rồi những sao không chịu rút ra? Không chịu ra tay cứu người dân khỏi sự phỉnh phờ của "người lạ”?
 
Bản thân người đứng đầu Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương), ông Võ Văn Quyền đã từng thừa nhận: Để xảy ra những vụ việc thu mua nông sản ồ ạt gây thiệt hại lớn cho người nông dân, trước hết là trách nhiệm của các cơ quan quản lý. Theo ông Quyền, mặc dù luật pháp và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn rất đầy đủ nhưng cơ quan quản lý tại các địa phương đã không xử lý kịp thời. Từ nhận thức đến việc tổ chức quản lý, giám sát, kiểm tra hoạt động thương mại của các tổ chức, cá nhân nước ngoài tại từng địa bàn cụ thể còn nhiều hạn chế.
 
Ông Quyền cũng nhận định rằng, vì tham lợi, một bộ phận thương nhân Việt Nam đã tiếp tay cho các hành vi này qua việc đứng ra thu gom hàng hóa cho thương lái nước ngoài, bất chấp những điều mà pháp luật quy định. Cũng do nhận thức chưa đầy đủ, vì lợi ích trước mắt, nhiều nông dân đã bán hàng hóa trực tiếp cho tổ chức, cá nhân người nước ngoài mà không biết mình đang vô tình tiếp tay cho "người lạ” hoạt động trái phép.
 
Đến đây, lại phải quay lại vấn đề: không phải các nhà quản lý không nắm rõ mà nói đúng hơn là họ nắm rất chắc việc. Song, phải chăng lực bất tòng tâm hay họ biết nhưng vẫn không hành động, hoặc có hành động nhưng vẫn không tới nơi tới chốn? Cần phải nhìn nhận một thực tế rằng, hiện nay đầu ra cho các mặt hàng nông sản còn rất khó khăn, người nông dân làm ra sản phẩm nhưng không bán được, hoặc có bán được thì bị ép giá, thị trường bấp bênh, không ổn định. Vậy nên, cứ nghe có người trả giá cao là nông dân sẵn sàng bán, không cần biết hệ lụy ra sao.
 
Thêm nữa, nhiều chuyên gia trong ngành cho rằng, cho dù đã hội nhập kinh tế thế giới, nhưng lâu nay người nông dân Việt Nam vẫn có thói quen giao dịch miệng, không có hợp đồng ràng buộc. Vì thế, khi quyền lợi bị xâm phạm, chính quyền địa phương cũng rất dễ... khoanh tay đứng nhìn. Điều đó đã đẩy người nông dân đến thiệt hại đơn thiệt hại kép.
 
Làm gì để người nông dân bảo vệ được quyền lợi của mình? Làm gì để sản xuất không bị phá hoại? Thị trường và xã hội không xáo trộn? Việc này không thể "đá quả bóng”  về phía người nông dân mà lẽ ra các cơ quan chức năng, nhất là chính quyền cơ sở phải "giành lấy trái bóng về chân mình” mới phải lẽ.
 
DUY PHƯƠNG
Nguồn:ddk.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập237
  • Hôm nay42,324
  • Tháng hiện tại817,602
  • Tổng lượt truy cập91,991,331
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây