Học tập đạo đức HCM

Không khoán trắng giá điện cho doanh nghiệp

Thứ năm - 21/06/2012 02:59
Sáng 20.6, QH đã thảo luận tại hội trường về dự án Luật Điện lực. Nhiều ý kiến đóng góp cho dự thảo cho rằng dự luật vẫn chưa bao quát hết những vấn đề phát triển của ngành điện trong tương lai, cũng như chưa tạo sự công bằng đối với người sử dụng điện.

Việc quản lý giá bán lẻ điện cũng đã được nhiều ĐB đặc biệt quan tâm. ĐB Đoàn Nguyễn Thùy Trang (TP.Hồ Chí Minh) đã bày tỏ sự không nhất trí với tờ trình của Chính phủ về việc cho phép DN được tự điều chỉnh giá bán điện.

ĐB này nói: “Nhà nước cần quản lý giá bán lẻ điện, không khoán trắng cho doanh nghiệp. Các đơn vị điện lực chỉ được định giá điện bán lẻ theo khung giá và cơ chế điều chỉnh giá do Chính phủ quy định. Chính phủ cần kiểm soát chặt chẽ giá cả yếu tố đầu vào, giá điện không phải chỉ có tăng mà phải giảm khi giá nguyên liệu đầu vào giảm, có như vậy ngành điện mới công bằng với khách hàng”. ĐB Lê Thị Nguyệt (Vĩnh Phúc) cũng cho rằng giá điện theo cơ chế thị trường, nhưng cần có sự điều tiết của Nhà nước bởi Nhà nước còn điều tiết để đảm bảo an sinh xã hội, dân cư ở những vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, miền núi khó khăn; ví dụ, bơm nước phục vụ sản xuất nông nghiệp khắc phục thiên tai, lũ lụt, bảo đảm an ninh lương thực.

Cùng chung ý kiến này, ĐB  Nguyễn Lâm Thành (Lạng Sơn) cũng cho rằng, với những quy định của dự thảo luật đối với các tỉnh khó khăn về ngân sách thì không thể thực hiện được việc xây dựng lưới điện cũng như người dân khó có khả năng chi trả tiền điện. “Ví dụ đảo Quan Lạn ở Quảng Ninh, giá điện hiện nay người dân sử dụng là 17.000đ/1kW/h” - ĐB Thành dẫn chứng.

Cũng theo ĐB Thành thì hiện nay cả nước còn 202 xã chưa có điện lưới, theo lộ trình thì Nhà nước phải đầu tư bằng ngân sách trung ương chứ không thể dựa vào nguồn tài chính của DN, vì vậy Nhà nước vẫn cần điều tiết giá điện. Chính vì vấn đề này, ĐB Lê Thị Nguyệt đề xuất không hỗ trợ trực tiếp cho đơn vị sản xuất điện, cũng không hỗ trợ trực tiếp cho người dân sử dụng điện như hiện nay mà số tiền hỗ trợ đó nên giao cho địa phương, tỉnh, huyện, xã để phát triển hạ tầng. Người dân sẽ được hưởng giá bán điện rẻ từ hạ tầng tốt, đồng thời Nhà nước phải có hệ thống kiểm soát để ngành điện không độc quyền. 

Theo Lao động

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập165
  • Hôm nay19,641
  • Tháng hiện tại287,264
  • Tổng lượt truy cập92,664,928
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây