Học tập đạo đức HCM

Trả đất cho cây lúa

Thứ năm - 21/06/2012 08:58
Hiện trạng các khu, cụm công nghiệp ở một số địa phương đang có những diễn biến trái chiều. Trong khi nhiều địa phương đang phải dẹp bỏ bớt các khu công nghiệp không hiệu quả để trả lại đất cho lúa, cho cây công nghiệp... thì các nhà đầu tư Nhật lại đang tìm đến với khu công nghiệp để dọn đường sẵn cho những doanh nghiệp đồng hương vào đầu tư.

 

>>> Người Nhật nhanh chân

Tháng 3 năm nay, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các địa phương trên cả nước rà soát, đề xuất các biện pháp xử lý đối với các cụm công nghiệp hoạt động không tuân thủ theo quy định, hoạt động kém hiệu quả hoặc chậm triển khai. Và dưới đây chỉ là những kết quả bước đầu.

Ở tỉnh Tây Ninh, trước đây khi lập quy hoạch sử dụng đất, huyện nào cũng muốn có thật nhiều cụm công nghiệp để tạo bộ mặt mới cho địa phương với hy vọng công nghiệp đem lại nguồn thu ngân sách nhiều hơn, tạo công ăn việc làm. Giờ đây, sau nhiều năm kêu gọi mà chẳng thấy bóng dáng nhà đầu tư nào, đất đai bỏ hoang, nhìn lại mới thấm thía, chính quyền vội vàng rà soát lại, loại bỏ hàng loạt cụm công nghiệp khỏi quy hoạch.

“Đến lúc phải loại bỏ bớt cụm công nghiệp để trả lại hiện trạng sử dụng đất như trước quy hoạch, đất lúa thì trả lại cho lúa, đất cây lâu năm sẽ trả lại cho cây lâu năm, tỉnh vừa quyết định loại bỏ 10/23 cụm công nghiệp ra khỏi quy hoạch để giữ lại gần 1.250 héc ta đất cho cây lúa, cây cao su, mì”, ông Phạm Văn Quan, Phó giám đốc Sở Công Thương tỉnh Tây Ninh, chia sẻ với TBKTSG cuối tuần qua.

Việc phát triển các cụm công nghiệp trên cả nước đang bộc lộ nhiều nhược điểm như ô nhiễm môi trường, thiếu lao động...

Theo ông Quan, những năm trước đây, huyện nào cũng hào hứng “chấm” thật nhiều cụm công nghiệp trên bản đồ quy hoạch. Kết quả là chỉ trong vài năm con số cụm công nghiệp của tỉnh Tây Ninh đã lên đến 23, đa phần đều là đất lúa, đất trồng cây lâu năm mà nhiều nhất là cao su và cây mì.

Tuy nhiên, sau nhiều năm kêu gọi đầu tư cho các cụm công nghiệp mới thấy có nhiều cụm do vị trí quá xa xôi, heo hút nên không nhà đầu tư nào quan tâm. Trong khi đó, địa phương lại không đủ vốn để xây dựng hạ tầng nên không có nhà đầu tư nào bước chân vào.

Mười cụm công nghiệp mà tỉnh vừa quyết định loại bỏ khỏi quy hoạch gồm cụm công nghiệp Bình Minh, Cơ Khí, Bàu Rông, Long Chữ, Tiên Thuận, Bàu Đồn, Suối Ngô, Tân Đông, Đồng Khởi và Suối Cạn. Trong đó có nhiều cụm có diện tích trên 200 héc ta như Bàu Đồn, Long Chữ, Bàu Rông...

Theo Sở Công Thương Tây Ninh, trong điều chỉnh quy hoạch các cụm công nghiệp lần này, tỉnh chủ trương chỉ giữ lại các cụm công nghiệp nằm trên đất công, đất hoang tạp. Còn đất đang trồng mì, cao su hay đất lúa của dân thì sẽ không làm cụm công nghiệp nữa bởi nhiều diện tích cây cao su đã 5-6 năm tuổi, bồi thường cho người dân rất tốn kém.

Còn tại TPHCM, năm 2007 chính quyền thành phố đã quyết định quy hoạch 30 cụm công nghiệp với tổng diện tích 1.900 héc ta. Tuy nhiên, theo Sở Công Thương TPHCM, sau năm năm thu hút đầu tư đến nay chỉ có 11 cụm đã có đơn vị kinh doanh hạ tầng, trong đó mới chỉ có ba cụm có doanh nghiệp hoạt động gồm Xuân Thới Sơn A, Nhị Xuân và cụm công nghiệp Lê Minh Xuân, còn lại các cụm khác chưa có đơn vị đầu tư hạ tầng.

Trong một báo cáo mới đây về kết quả hoạt động của các cụm công nghiệp, Sở Công Thương TPHCM thừa nhận, quá trình thu hút doanh nghiệp đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp tại thành phố rất khó khăn do chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng cao, khó thu hồi đất.

Theo ông Trương Minh Khách, Trưởng phòng Quản lý công nghiệp thuộc Sở Công Thương TPHCM, hiện sở này đang điều chỉnh lại quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố đến năm 2020. Theo đó, sẽ xóa bỏ bớt một số cụm chưa cần thiết hoặc đang bỏ hoang, diện tích đất công nghiệp sẽ giảm từ 1.900 héc ta xuống còn khoảng 1.100 héc ta.    

Ông Khách cho biết, với diện tích đất không làm cụm công nghiệp nữa, thành phố sẽ điều chỉnh công năng, chuyển thành đất nông nghiệp đô thị, trồng cây cảnh, hoa màu, nông nghiệp công nghệ cao hoặc có thể chuyển sang mục đích thương mại, dịch vụ, xây dựng khu dân cư cho phù hợp với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố.

Trong khi đó, UBND tỉnh Đồng Nai cũng đang chỉ đạo các sở ngành ráo riết rà soát để xóa bớt cụm công nghiệp chậm triển khai trên địa bàn tỉnh. Con số cụm công nghiệp mà trước đây địa phương này hồ hởi phát triển theo kiểu “nhà nhà đua nhau làm cụm công nghiệp” cũng lên đến 43, với tổng diện tích trên 2.000 héc ta. Và đến nay rất nhiều cụm công nghiệp còn nằm trên giấy, nhiều cụm nằm ở vị trí xa xôi đang bị bỏ hoang. 

Trên phạm vi cả nước, hiện tổng số các cụm công nghiệp do UBND cấp tỉnh có chủ trương xây dựng và phê duyệt quy hoạch đến năm 2020 là khoảng 1.640 cụm với tổng diện tích gần 73.000 héc ta.

Mục tiêu của việc phát triển cụm công nghiệp là để thu hút các doanh nghiệp nhỏ, hợp tác xã, cá nhân, hộ gia đình vào đầu tư sản xuất, quản lý tập trung. Mặc dù vậy, việc phát triển các cụm công nghiệp trên cả nước đang bộc lộ nhiều nhược điểm như ô nhiễm môi trường, thiếu lao động, xung đột lợi ích giữa nhà đầu tư hạ tầng với người dân bị thu hồi đất.

Tính đến nay, con số cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung chỉ đếm trên đầu ngón tay. Ngay tại TPHCM, một địa phương được quy hoạch đến 30 cụm công nghiệp nhưng đến nay sau năm năm chỉ có hai cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải là Nhị Xuân và Lê Minh Xuân.

Nhận định về hiệu quả của các cụm công nghiệp trên cả nước thời gian qua, ông Phan Văn Bản, Cục phó Cục Công nghiệp địa phương thuộc Bộ Công Thương, cho biết quy hoạch phát triển cụm công nghiệp là cần thiết, nhưng phải xem lại, tránh để cụm công nghiệp chồng lên đất lúa, cây công nghiệp đang canh tác hiệu quả.

thesaigontimes.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập844
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại769,445
  • Tổng lượt truy cập93,147,109
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây