Tuy nhiên thực tế, nhiều doanh nghiệp (DN) cho rằng, mức tăng này chỉ có tính chất khôi phục sức mua tạm thời so với những tháng sụt giảm mạnh trước đó, còn xét tình hình chung, sức mua đến thời điểm này vẫn không khả quan hơn, dù DN vẫn tiếp tục duy trì KM.
Ông Văn Đức Mười - TGĐ Công ty Vissan cho biết, dù sức mua trong tháng KM có tăng hơn so với những tháng sức mua giảm sút nhưng không tăng nhiều so với cùng kỳ. “Tình hình chung người tiêu dùng (NTD) vẫn thắt chặt chi tiêu, không thấy được không khí mua sắm sôi nổi trong Hội chợ tháng KM năm nay, NTD chỉ mua đồ dùng thiết yếu với số lượng đủ dùng. DN có KM nhiều cũng không hiệu quả”, ông Mười nói. Dù doanh thu hệ thống siêu thị Co.opMart đạt được trong tháng KM hơn 1.700 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ và tăng 40% so với tháng trước đó, nhưng các sản phẩm đạt doanh số bán hàng cao vẫn thuộc các ngành hàng nhu yếu phẩm, thực phẩm tươi sống, các mặt hàng khác sức tiêu thụ rất chậm.
Bên cạnh một số DN lớn công bố doanh số bán hàng trong tháng KM tăng, không ít DN lo lắng vì thực tế doanh số thua xa so với cùng kỳ và sức mua vẫn tiếp tục ảm đạm, chỉ những mặt hàng thiết yếu có mức giảm giá mạnh mới được tiêu thụ tốt, còn những nhóm hàng khác, dù sản phẩm có kèm quà tặng, NTD cũng không mặn mà. Không chờ đến tháng KM, ngay từ đầu năm, hầu hết các DN đều tung ra nhiều chương trình KM để thu hút NTD và đến thời điểm này, dù đã kết thúc tháng KM, các chương trình KM vẫn diễn ra rầm rộ với mức giảm giá mạnh ở hàng ngàn mặt hàng mà sức mua vẫn không khả quan hơn. Ông Trần Hữu Đức - GĐ đối ngoại Công ty CP thực phẩm Nutifood, cho biết: “KM liên tục, thậm chí giảm lãi để kích sức mua, cố gắng giữ thị phần chứ không hy vọng tăng doanh số trong tình hình sức mua giảm mạnh như hiện nay. Trong tháng KM, sức mua ở kênh truyền thống cũng chỉ tăng được 15%, không nhiều hơn mấy so với tháng bình thường. Toàn thị trường sữa, sức mua hiện đang giảm hơn 30% so với cùng kỳ”.
Hiện các DN, siêu thị, cửa hàng… vẫn tiếp tục tung ra nhiều chương trình KM giảm giá đến 50% hàng ngàn sản phẩm, giảm giá mỗi ngày nhưng dường như NTD đã quá quen với KM, không còn muốn chi tiêu thêm.
Một nguyên nhân khác khiến NTD không mặn mà với các chương trình KM là bên cạnh các DN KM thực sự, tăng ưu đãi cho NTD, không ít đơn vị chỉ KM nhập nhèm. Đáng nói, nhiều cửa hàng kinh doanh kính mắt hiện đang “câu khách” bằng khẩu hiệu “bán giá sỉ”, “giá rẻ nhất”, “ở đâu giá rẻ hơn, trả lại tiền”… NTD rất khó có cơ sở chứng minh để buộc các cửa hàng thực hiện đúng những “cam kết” này. Nhân viên cửa hàng kính mắt V.L. (Nguyễn Đình Chiểu, Q.3), nói thẳng: “Quan trọng là tin tưởng thì mua, còn muốn trả lại tiền thì phải so sánh hai sản phẩm y chang nhau…” (!?). Chưa kể, nhiều cửa hàng bán kính mắt nhái, giả các thương hiệu lớn… chỉ với giá 30.000 - 70.000đ/cái, “cao cấp” hơn thì 500.000 - 900.000đ/cái và mặc nhiên dán “tem chính hãng, có code đối chiếu” để lừa NTD mà không ai kiểm soát.
Nguyễn Cẩm
Ngày 10/10/2012 - Theo Phụ nữ online
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;