Học tập đạo đức HCM

Lợi dụng hạ ruộng để khai thác vàng: Khó quản lý

Thứ tư - 10/10/2012 11:15
Mấy năm gần đây, hàng chục hộ dân ở xã Cây Thị (Đồng Hỷ - Thái Nguyên) đã lợi dụng việc hạ ruộng, san lấp diện tích đất canh tác của gia đình để khai thác vàng trái phép. Chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng đã nhiều lần vào cuộc, nhưng vì lợi nhuận, người dân vẫn lén lút đào đãi vàng.

Dọc suối Hoan, một số người thường xuyên ra đây đãi vàng sa khoáng.

Hạ ruộng khai thác vàng

Cây Thị là nơi có lượng khoáng sản khá phong phú, đặc biệt là quặng sắt và vàng sa khoáng. Trước đây, khi chưa có các công ty vào xã khai thác, người dân thường tập trung vào việc mót quặng sắt. Mấy năm trở lại đây, khi một số công ty có giấy phép vào xã hoạt động thì công tác bảo vệ các mỏ quặng được thắt chặt hơn. Trong thời gian này, công ty luyện kim màu đóng trên địa bàn khai thác vàng xong thì để lại các moong, diện tích đất, cát sỏi nên người dân đã lấy danh nghĩa “hạ ruộng”, “san lấp ruộng”, nhưng mục đích chính là đãi vàng. Phần lớn các hộ này tập trung quanh suối Hoan, nằm ở 3 xóm Mỹ Hòa, Cây Thị, Suối Khoan, trong đó Mỹ Hòa là xóm có nhiều người tham gia đào đãi vàng nhất.

Có mặt tại đây, chúng tôi được chứng kiến những bãi đất lớn nhấp nhô theo con suối Hoan, cạnh đó là những hố nước sâu hoắm. Diện tích đào đãi vàng phần lớn là đất trồng chè, có hộ còn thuê cả máy xúc cỡ lớn về đào.

Ông Trần Văn Min ở xóm Mỹ Hoà chỉ tay về phía bãi đất nham nhở cho biết: “Diện tích gần 2 sào đất đang san lấp của gia đình trước kia là cái ao. Sau khi thả cá không có hiệu quả, con trai tôi tiến hành san lấp để làm màu. Trong quá trình lấp, nó tận dụng đãi lấy vàng để phần nào gỡ được công san lấp. Diện tích đó gia đình san lấp đã hơn 2 tháng nay. Cách đây mấy ngày, chính quyền xã xuống phạt hành chính gia đình 1 triệu đồng vì đào đãi vàng và yêu cầu dừng hoạt động. Nhà tôi chỉ có 2 sào là ít đấy, ở xóm này có khoảng 5-7 hộ cũng tận dụng san ruộng để đãi vàng với diện tích lớn hơn nhiều”.

 

Diện tích khai thác vàng cách đây chưa lâu.


Chạy theo suối Hoan, chúng tôi thấy nhiều vị trí mới đào đãi đất lấn khá sâu, khiến suối Hoan bị hẹp dần, cách đó không xa là những máy sàng vàng mới dừng hoạt động. Người dân không chỉ lợi dụng hạ ruộng, san lấp ruộng đãi vàng mà trên suối Hoan, vẫn còn thấp thoáng không ít người đang đằm mình dưới nước xúc những xẻng đất lên để đãi lấy vàng sa khoáng. Theo những người này, mỗi ngày đi đãi vàng như thế, trung bình có thu nhập 100.000 đồng/người.

Khó quản lý

Đại diện UBND xã Cây Thị cho biết, mấy năm trước, cũng có hàng chục hộ trong xã lợi dụng việc hạ ruộng, khai hóa, san lấp để đào đãi vàng. Trước thực trạng này, chính quyền xã cùng UBND huyện Đồng Hỷ đã xử phạt hành chính đối với các hộ vi phạm. Đối với những hộ có nhu cầu hạ ruộng thật sự phải làm đơn và được sự cho phép của UBND xã mới được tiến hành hạ ruộng, san lấp. Tuy nhiên, hàng chục hộ dân vẫn lợi dụng việc hạ ruộng để lén lút đãi vàng.

Sau các đợt ra quân của chính quyền, các hộ dân tạm ngừng khai thác một thời gian, nhưng đến cuối năm 2011, tình trạng khai thác vàng lại rộ lên, khiến chính quyền xã Cây Thị phải vào cuộc mạnh tay. Cụ thể là tháng 6/2012, xã đã xử phạt hành chính đối với 4 hộ khai thác vàng trái phép. Nhưng tới cuối tháng 9, một số hộ dân trong xã lại tiếp tục đào đãi vàng.

Ông Dương Minh Thư, Phó chủ tịch UBND xã Cây Thị cho biết: “Việc một số hộ dân lợi dụng hạ ruộng để đào đãi vàng diễn ra từ mấy năm trước. Xã đã thành lập Ban quản lý tài nguyên, yêu cầu các bí thư, trưởng xóm theo dõi sát các hộ trong xóm cũng như yêu cầu các hộ cam kết không lợi dụng việc hạ ruộng, san lấp để khai thác vàng. Xã Cây Thị rộng, lại giàu tài nguyên khoáng sản nên chúng tôi gặp không ít khó khăn trong việc quản lý”.

Trao đổi về vấn đề này, ông Triệu Ngọc Sơn, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đồng Hỷ cho biết: “Thời gian gần đây, các đối tượng hoạt động ngày càng tinh vi, và trước tình hình này, ngày 20/9/2012, UBND huyện Đồng Hỷ có Công văn số 579/UBND-TNMT gửi UBND xã Cây Thị, yêu cầu áp dụng các biện pháp xử lý nghiêm cá nhân, gia đình sử dụng đất sai mục đích, vi phạm hoạt động khai khoáng trên địa bàn xã. Yêu cầu những gia đình đào bới, đãi vàng phải san lấp mặt bằng và sử dụng đúng mục đích được giao. Làm rõ trách nhiệm của UBND, Ban Chỉ đạo quản lý tài nguyên khoáng sản xã, đồng thời kiểm điểm việc không kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý để xảy ra các hành vi, vi phạm khoáng sản”.

Hoàng Văn

Nguồn:kinhtenongthon.com.vn

 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập114
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm111
  • Hôm nay46,643
  • Tháng hiện tại1,015,713
  • Tổng lượt truy cập92,189,442
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây