Học tập đạo đức HCM

Làm thế nào để người dân có được bữa cơm an toàn?

Chủ nhật - 23/12/2012 19:39
Làm thế nào để người dân có được bữa cơm an toàn? Làm thế nào để người dân an tâm hơn với chất lượng của thực phẩm? Làm thế nào để hạn chế được tối đa tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, chất bảo quản trong sản xuất kinh doanh nông lâm, thủy sản?

 

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Cao Đức Phát trả lời trong chương trình "Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời" tối ngày 23/12.

 

Bộ trưởng Cao Đức Phát.

 

- Thưa Bộ trưởng, cứ mỗi dịp tết đến thì vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm lại được người dân đặc biệt quan tâm và trong khi đó, thời gian gần đây, người dân lại lại hết sức hoang mang với cái việc nhìn đâu cũng thấy sản phẩm độc hại từ rau, thịt, củ quả đến các loại thủy hải sản. Bộ trưởng chia sẻ như thế nào với những cái lo lắng này của người dân và Bộ có cách gì để tạo niềm tin trở lại cho người dân khi mà thực phẩn mất an toàn vệ sinh ngày càng tăng như hiện nay?

- Chúng tôi luôn lắng nghe và đang làm hết sức mình để thực hiện được cái điều mà nhân dân mong đợi. Chủ trương của chúng tôi là một mặt là chỉ đạo toàn bộ hệ thống các cơ quan chức năng thực hiện những công việc cần thiết để đảm bảo an toàn nhưng mặt khác, liên tục tổ chức kiểm tra giám sát và công bố công khai để nhân dân biết thực tế tình hình là như thế nào để có phản ứng phù hợp.

Hàng năm, chúng tôi liên tục chỉ đạo lấy mẫu xét nghiệm và công bố. Đến nay kết quả cho thấy, đối với các loại rau quả thì trung bình số lượng mẫu có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép mà tôi được báo cáo là ở khoảng 4,5 - 6,5 %. Tuy nhiên, đây là mức vẫn còn cao so với các nước tiên tiến. Chúng tôi còn phải làm nhiều hơn nữa để hạ mức này xuống.

Về sử dụng chất cấm, có một dạo, người chăn nuôi đã sử dụng quá nhiều. Khi cả xã hội lên tiếng, các cơ quan chức năng vào cuộc thì tình hình đã được cải thiện. Những xét nghiệm gần đây cho thấy, dư lượng kháng sinh, dư lượng chất cấm trong thịt đã giảm xuống trung bình ở mức 0,4-3,8%. Tuy nhiên lượng vi sinh vật ở trong thịt còn cao, có nơi tới 30% và trong cá tới 6,6%.

Chúng tôi cũng xin thông báo một số con số như vậy để bà con nhân dân cũng lượng được tình hình và từ đó có những sự lựa chọn, đặc biệt là xử lý đối với rau quả, thịt cá khi mua về tiêu dùng cho gia đình.

- Như Bộ trưởng vừa chia sẻ thì tình trạng lạm dụng chất bảo về thực vật hay là sử dụng các chất cấm, chất phụ gia trong chăn nuôi cũng đã giảm xuống, tuy nhiên tình trạng này vẫn còn và đó là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Vậy thì thưa Bộ trưởng, Bộ NN&PTNT đã có cách nào để tiếp tục làm giảm được tình trạng này?

Thứ nhất, cần tiếp tục xây dựng cái hành lang luật pháp, để các cơ quan không chỉ thuộc Bộ NN&PTNT mà các địa phương, bà con nông dân và các doanh nghiệp cùng triển khai thực hiện, trong đó khuyến khích những người làm tốt. Chúng tôi cũng chỉ đạo các cơ quan kỹ thuật hướng dẫn cho bà con nông dân cũng như là các doanh nghiệp thực hiện những quy trình sản xuất làm ra sản phẩm an toàn hơn. Đồng thời tạo điều kiện hỗ trợ để bà con nông dân cũng như doanh nghiệp làm được điều đó thuận lợi hơn.

Mặt khác nữa thì chúng tôi tổ chức hệ thống giám sát chất lượng các loại nông sản trước khi đưa vào thị trường trong nước bao gồm cả giám sát hàng hóa nhập khẩu và giám sát hàng hóa sản xuất trong nước. Những kết quả giám sát chúng tôi chủ trương công bố công khai, không giấu diếm để nhân dân biết rõ tình hình để có phản ứng phù hợp.

Thịt lợn đã giết mổ vẫn được vận chuyển tự do trên đường không hề có dụng cụ bảo quản.

- Rõ ràng trong năm vừa qua người dân khá hoang mang trước tình trạng nhập khẩu rau củ quả hay là thịt từ nước ngoài, họ không an tâm với chất lượng hàng nhập khẩu. Vậy sắp tới, Bộ NN&PTNT có kế hoạch như thế nào để giúp người dân an tâm với những thực phẩm nhập khẩu?

Thực tế thì thời gian vừa qua, chúng ta đã nhập khẩu một số lượng khá lớn rau quả, thịt từ nước ngoài. Chúng tôi cũng đã tổ chức kiểm tra giám sát. Về cơ bản, các loại nông sản thực phẩm này đáp ứng yêu cầu về an toàn thực phẩm theo các tiêu chuẩn của quốc tế cũng như của Việt Nam, tuy nhiên có một số trường hợp mà chúng tôi phát hiện được có vi phạm thì đã có xử lý theo luật pháp.

Nhiều trường hợp chúng tôi đã yêu cầu trả lại cho nước xuất khẩu, tuy nhiên có một số trường hợp nhập tiểu ngạch thì phát hiện một số trường hợp có dư lượng cao hơn mức cho phép, chúng tôi đã gia tăng việc kiểm soát và thông báo cho các nước có liên quan về tình trạng đó để phối hợp xử lý.

- Thưa Bộ trưởng, tình trạng mất vệ sinh trong giết mổ, vận chuyển gia súc gia cầm cũng là một trong nhưng nguyên nhân khiến cho tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm gia tăng. Bộ trưởng nghĩ sao về những con số tới hơn 90% điểm giết mổ miền Bắc không được kiểm soát và tình trạng động vật đã giết mổ được chở tự do đi lại trên đường mà không có hình thức bảo quản nào. Bộ có biện pháp nào để kiểm soát tình trạng này, thưa Bộ trưởng?

Điều đó cho thấy là cái việc thực hiện các quy định của luật pháp chưa được nghiêm. Tuy nhiên chúng tôi cũng đang chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp với các địa phương một mặt gia tăng việc kiểm tra đôn đốc thực hiên các quy định của luật pháp. Mặt khác nữa thì chúng tôi cũng đề xuất để ban hành những chính sách khuyến khích những cơ sở giết mổ, đặc biệt là cơ sở giết mổ nhỏ lẻ thực hiện những quy định của luật pháp và tạo điều kiện để họ thực hiện các quy định của luật pháp thuận lợi hơn.

Đồng thời khuyến khính phát triển những cơ sở giết mổ quy mô công nghiệp thì sẽ có điều kiện thực hiên những quy định về an toàn thực phẩm tốt hơn.

- Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!

Văn Dũng (ghi)
Theo 
petrotimes.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập65
  • Hôm nay37,611
  • Tháng hiện tại247,686
  • Tổng lượt truy cập92,625,350
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây