Học tập đạo đức HCM

Một con gà 'cõng' 14 loại phí

Thứ sáu - 09/01/2015 05:14
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp vừa chỉ đạo các đơn vị kiểm tra toàn bộ các loại phí, lệ phí trong ngành, trước thực trạng một con gà thịt đang phải chịu tới 14 loại phí.

Trong buổi làm việc với Đoàn đại biểu Quốc hội TP HCM về góp ý cho Luật Thú y ngày 6/1, ông Nguyễn Văn Trực, Tổng giám đốc Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn cho biết, hiện phí, lệ phí kiểm dịch trên gia cầm còn khá nhiều, đôi lúc trùng lắp làm tăng chi phí sản xuất và lưu thông.

"Một con gà đang 'cõng' tới 14 loại phí, lệ phí", ông Trực nói và dẫn chứng các loại phí như kiểm dịch gà con mới nở, cấp giấy kiểm dịch xuất khẩu gà khỏi trang trại ngoài tỉnh, kiểm soát giết mổ, tiêu độc, khử trùng... Quá trình chăn nuôi, các cơ sở phải lấy mẫu nước để kiểm tra xem có bệnh gì trên gia cầm không cũng phải đóng phí.

Từ đó, ông Trực đề nghị các đơn vị sản xuất theo chuỗi khép kín (từ gà con nuôi thịt, giết mổ, chế biến) chỉ nên tính phí kiểm dịch đầu vào (gà con) và đầu ra cuối cùng (chế biến) mà bỏ các công đoạn trung gian.

Tại hội nghị đổi mới kinh tế hợp tác nông nghiệp tháng 10/2014, ông Phạm Quốc Ân, Chủ nhiệm Hợp tác xã chăn nuôi Quý Hiền (Lào Cai) nêu ra quy định trái khoáy về việc cấp giấy phép cho trứng ra khỏi địa bàn chỉ có giá trị trong một ngày.

Ông Ân cho biết, các trang trại, hộ dân muốn bán trứng trong huyện phải có tem vệ sinh thú y; nếu muốn bán ngoài huyện thì cần có thêm bộ giấy vận chuyển kiểm dịch sản phẩm động vật ra ngoài địa phương. Nhưng giấy này chỉ có giá trị trong một ngày. "Điều này như đánh đố hợp tác xã thực thi", ông Ân dẫn chứng.

"Nếu chúng tôi muốn chấp hành tốt các quy định, không trốn tránh gì thì phải có một nhân viên túc trực ở trạm thú y để xin giấy. Nếu không, khi cần bán hàng mà cán bộ đi vắng thì không xin được giấy phép. Nếu không xin được mà 'đi chui' thì bị phạt", ông Ân nói và cho biết muốn bán được hàng đôi lúc ông thường đưa xe hàng đi lúc 23h.

Từ nuôi đến chế biến gà, các hộ dân đang gánh rất nhiều chi phí khác nhau. Ảnh: Omard.

Từ gà con nuôi đến chế biến, các hộ dân đang phải gánh rất nhiều chi phí khác nhau. Ảnh: Văn Định.

Các quy định trên khiến không ít người dân và doanh nghiệp có tâm lý né thú y. Nhiều quy định khác cũng được phản ánh tới Bộ trưởng Nông nghiệp như kiểm dịch mật ong, giống thủy sản theo kiểu "ngó qua một cái, cấp cái giấy và thu tiền". Câu chuyện đàn ong "cõng" quá nhiều phí được bà Nguyễn Thị Hằng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Nuôi ong Việt Nam đưa ra tại diễn đàn doanh nghiệp tổ chức vào tháng 10/2014.

Theo quy định năm 2005 của Bộ Nông nghiệp thì cứ vận chuyển trên 200 kg mật ong hay một đàn ong từ huyện này đến huyện khác thì phải có giấy kiểm dịch. Bà Hằng ước tính, với sản lượng 45.000 tấn mật ong hàng năm sẽ cần tới 225.000 giấy phép để chuyển ra khỏi các huyện. "Nếu cấp 1 giấy phép hết 1 ngày thì cần 225.000 ngày, tương đương 616 năm và nếu mất 2 ngày cho 1 giấy phép thì sẽ cần 1.232 năm", bà Hà nêu.

Bên cạnh đó, mật ong và đàn ong cứ chất đống ngoài trời để chờ đơn vị chuyên môn cấp giấy phép kiểm dịch cũng khiến chất lượng của danh hiệu không đảm bảo.

Nhắc lại những vấn đề trên tại cuộc họp thực hiện Nghị quyết 19 của Chính phủ vào chiều 8/1, Bộ trưởng Cao Đức Phát yêu cầu: "Lãnh đạo Tổng cục, các Vụ là 'tư lệnh" thì phải làm ngang tầm, đừng để Bộ trưởng đốc thúc. Có việc Bộ trưởng chỉ đạo 3-4 tháng mà không hành động. Tình trạng này phải chấm dứt". 

Ông Cao Đức Phát cũng đốc thúc lãnh đạo Cục Thú ý sửa những quy định bất hợp lý của Thông tư 04. Đại diện lãnh đạo Cục thú y cho biết, ngày 9/1 đơn vị sẽ rà soát lại thông tư để trình Bộ trưởng, đồng thời thực hiện sửa đổi những quyết định 14 liên quan đến vận chuyển, cách ly và rà soát, sửa thông tư về mật ong.

Bộ trưởng Nông nghiệp cũng chỉ đạo Vụ Tài chính chủ trì kiểm tra toàn bộ các loại phí, lệ phí trong toàn ngành, phát hiện các chồng chéo, bất hợp lý, đề xuất sửa đổi và báo cáo Bộ trưởng kết quả kiểm tra trước ngày 15/2/2015; phối hợp với Cục Thú y và cơ quan liên quan của Bộ Tài chính đề xuất sửa đổi các Thông tư quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y, hoàn thành dự thảo trước 30/1.

Trung tuần tháng 12/2014, trước những quy định về phí, lệ phí không đúng đắn, Bộ trưởng Cao Đức Phát từng đề nghị các "tư lệnh" ngành liên quan tham mưu cho Bộ hai vấn đề. Thứ nhất là cắt bỏ những giấy phép bất hợp lý và thứ hai là giảm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp. 

Hương Thu
Theo vnexpress.net
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập339
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại867,182
  • Tổng lượt truy cập92,040,911
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây