Học tập đạo đức HCM

Mùa chanh đào “đắng”

Thứ hai - 18/09/2017 01:40
Mấy năm trước chanh đào được giá, nhiều nông dân đã đổ xô đi trồng loại cây này.
Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn cung vượt cầu, chanh rớt giá thảm hại, khiến nhiều hộ dân vỡ mộng đổi đời từ loại cây trồng này.
Giá rẻ vẫn ế
Thời điểm này đang bước vào chính vụ thu hoạch của cây chanh đào, song niềm vui thu hoạch không trọn vẹn với người nông dân, khi chanh đào liên tục rớt giá. Nếu như đầu mùa người trồng chanh còn bán được trên 10.000 đồng/kg, thì nay chỉ được từ 3.000 – 4.000 đồng/kg. Còn so với thời điểm hoàng kim của cây trồng này thì giá bán hiện nay không bằng 1/10. Giá "rẻ hơn cho”, cộng thêm sức tiêu thụ chậm, khiến nhiều nhà vườn, đặc biệt là những nhà vườn lớn, đứng ngồi không yên.
Năm 2013, theo phong trào trồng chanh, gia đình anh Lại Văn Mạnh, ở thôn Tiên Mai, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức đã vay mượn để đầu tư trồng hơn 16 mẫu chanh đào. Chỉ tính riêng chi phí cải tạo đất và mua cây giống, gia đình anh đã hơn 200 triệu đồng. Theo tính toán, chỉ sau mùa thu hoạch đầu tiên là sẽ hoàn lại vốn và mùa thứ hai bắt đầu thu lãi. Nhưng "người tính không bằng trời tính", không được như kỳ vọng của gia đình, giá chanh liên tục giảm. Đứng bên vườn chanh đang trong thời kỳ thu hoạch rộ, anh Mạnh lo lắng, chưa năm nào chanh lại rẻ như năm nay. Vườn chanh năm nay dự tính sẽ cho thu hoạch khoảng 40 tấn quả, nếu được giá như những năm trước thì cầm chắc tiền tỷ trong tay. "Tuy nhiên, với giá cả như hiện nay, nếu không khéo thì còn không đủ chi phí phân bón, thuốc trừ sâu, chứ chưa nói đến công sức của gia đình bỏ ra cả năm trời” – anh Mạnh cho biết.
Ngoài giá rẻ, hiện nay các nhà vườn đang rất khó khăn vì không bán được hàng. Một số thương lái nhân cơ hội này để ép giá người trồng chanh. Ông Trần Văn Ơn, thôn Trí Thủy, xã Thủy Xuân Tiên, huyện Chương Mỹ cho biết, trước đây khi hàng khan hiếm, các thương lái thường tới đặt hàng từ khi quả còn non, nhưng giờ hàng hóa dồi dào nên họ cũng kén chọn hơn khi mua. Đặc biệt là đối với loại chanh đào này khi chín phải thu hoạch ngay, nếu không quả sẽ rụng. Vì không bán được hàng mà hiện nay nhiều nhà vườn đành phải để chanh rụng đầy gốc. “Ở làng này hầu như nhà nào cũng trồng chanh, nhà ít thì vài chục gốc, nhà nhiều thì lên tới cả nghìn gốc. Vì thế mà có đem cho cũng không đắt” - ông Ơn cho biết.
Bỏ thì thương, vương thì tội
Bên vườn chanh đào đã chín đỏ, rụng la liệt dưới gốc, anh Lê Văn Thuật, thôn Trí Thủy, xã Thủy Xuân Tiên, huyện Chương Mỹ thở dài ngao ngán, với giá cả như hiện nay, bỏ đi thì tiếc mà bán thì chẳng đủ tiền thuê người hái quả. Bao nhiêu công đầu tư giống, làm đất, giờ để thì không có lợi nhuận mà chặt bỏ cũng tiếc. Năm ngoái giá chanh rẻ, anh Thuật đã định chặt bỏ cả vườn, nhưng nghĩ tiếc công chăm bón bao nhiêu năm, nên cố thêm năm nữa. Nhưng đúng là “bỏ thì thương mà vương thì tội”, giá chanh năm nay không bằng một nửa năm ngoái. "Giờ chanh chín rụng la liệt dưới gốc, gia đình tôi còn phải mất tiền thuê người nhặt đem đi tiêu hủy, vì để tránh làm chua đất và phát sinh mầm bệnh cho vườn" - anh Thuật chia sẻ. Đây cũng là tình cảnh chung của nhiều nhà vườn chanh đào hiện nay. Nếu tiếp tục canh tác thì mỗi mùa vụ giống như đánh một “canh bạc” với giá cả thị trường. Còn chặt bỏ để trồng cây thay thế thì lại phải mất vài năm mới cho thu hoạch.
Giá chanh rẻ như hiện nay là hệ lụy tất yếu của việc ồ ạt mở rộng diện tích cây trồng không theo quy hoạch. Theo quy luật, khi nguồn cung vượt quá nhu cầu của thị trường, thì giá cả bị đẩy xuống thấp. Ngoài ra, do đây chỉ là loại cây gia vị, nên sức tiêu thụ của thị trường cũng có phần hạn chế. Theo TS Cao Văn Chí – Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và phát triển cây có múi, Viện Rau quả, để hạn chế việc các vườn cùng chín rộ một thời điểm, người dân có thể áp dụng các kỹ thuật để cây ra quả trái vụ, hoặc kéo dài thêm mùa vụ. Có như vậy người dân mới không phải canh cánh nỗi lo được mùa mất giá mỗi năm.
Theo kinhtedothi.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập199
  • Máy chủ tìm kiếm10
  • Khách viếng thăm189
  • Hôm nay60,424
  • Tháng hiện tại60,424
  • Tổng lượt truy cập84,967,460
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây