Học tập đạo đức HCM

Ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi: Cần sự điều chỉnh phù hợp

Thứ hai - 10/03/2014 05:45
Ngành sản xuất thức ăn gia súc sẽ không còn nhiều cơ hội phát triển nếu cứ sống mãi trên lưng người chăn nuôi. Theo số liệu của Công ty Phân tích thị trường nông sản Agromonitor,sản lượng thức ăn cho gia súc, gia cầm trong năm 2013 đã giảm 3% so với năm trước đó. Dự báo năm 2014 sẽ là năm khó khăn của các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi (TACN).

Nông dân chuyển sang dùng cám tự trộn

Suốt nhiều năm qua, khối các doanh nghiệp sản xuất TACN thường được nhận định là “sống trên lưng” nông dân, bởi vì giá bán sản phẩm ở nước ta luôn cao hơn 15 - 20% so với mặt bằng các nước trong khu vực Đông Nam Á. Trong khi người chăn nuôi thường xuyên thua lỗ mỗi khi thịt lợn, thịt gà giảm giá thì các doanh nghiệp sản xuất TACN vẫn thu lãi lớn. 

Từ năm 2013 đến nay, sức tiêu dùng sản phẩm thịt trong nước giảm, cùng với dịch bệnh liên tiếp hoành hành khiến sản phẩm chăn nuôi xuất chuồng liên tục rớt giá. Nông dân giảm chăn nuôi, đồng thời không chịu đựng được giá bán quá phi lý của TACN nên nhiều người quay về chăn nuôi theo tập quán xưa là dùng cám tự trộn với rau bèo. Những yếu tố trên đã khiến tốc độ tăng sản lượng TACN công nghiệp có dấu hiệu chững lại. 

Bà Trần Ngọc Yến, Giám đốc Công ty Agromonitor cho biết, năm 2013, tốc độ tăng trưởng sản lượng TACN công nghiệp chỉ đạt 1,2%, mức thấp nhất kể từ năm 2000 trở lại đây, với gần 13,4 triệu tấn. Trong đó, sản lượng thức ăn cho thủy sản tăng mạnh, tới gần 20%; còn sản lượng thức ăn cho gia súc, gia cầm lại giảm 3%. Điều này được lý giải là do ngành nuôi trồng thủy sản năm 2013 có tốc độ tăng trưởng tốt, kim ngạch xuất khẩu cao, đạt khoảng 6,7 tỉ USD, tăng hơn 10% so với năm 2012. Ngược lại, ngành chăn nuôi trong nước trồi sụt, đặc biệt là giá thịt lợn có dấu hiệu suy giảm từ giữa năm 2012 đến giữa năm 2013 khiến nhu cầu tiêu dùng TACN cũng giảm theo.

Một nghịch lý là, trong khi nhu cầu TACN giảm thì nước ta vẫn phải chi hàng tỷ USD để nhập khẩu TACN và nguyên liệu. Riêng năm 2013, nhập khẩu TACN và nguyên liệu đạt trên 3 tỷ USD, tăng 25,4% so với năm 2012. 

Trong 2 tháng đầu năm 2014, giá trị nhập khẩu nhóm mặt hàng TACN và nguyên liệu đạt 172 triệu USD, đưa kim ngạch nhập khẩu 2 tháng đầu năm đạt 375 triệu USD, tăng 4,7% so với cùng kỳ năm 2013. Hiện, Việt Nam nhập khẩu từ 26 thị trường trên thế giới, trong đó Achentina chiếm 30,8%, Hoa Kỳ 15,3% và Ấn Độ 10,9%. Nhập khẩu quá nhiều trong khi sản lượng tiêu thụ TACN giảm dẫn đến hậu quả: Nguyên liệu tồn kho trong các nhà máy quá lớn. Hiện, phần lớn các nhà máy chế biến TACN vẫn còn đủ nguyên liệu cho sản xuất đến hết năm 2014. Nếu không bảo quản tốt, sẽ có tỷ lệ lớn nguyên liệu bị hư hỏng, ảnh hưởng xấu đến chất lượng TACN thành phẩm. 

Nghịch lý thứ hai là, trong khi giá các loại nguyên liệu sản xuất TACN trên thị trường thế giới giảm mạnh thì giá TACN ở nước ta vẫn không giảm, thậm chí một số doanh nghiệp còn tăng giá bán. Cụ thể, giá đậu tương trung bình năm 2013 giảm 3,7%; ngô giảm 13,9%, lúa mì giảm 7,6% so với cùng kỳ năm 2012. Giá ngô trên thị trường thế giới tháng 12/2013 chỉ còn 169,5 USD/tấn, giảm tới 45% so với tháng 12/2012. Nguyên nhân là do Bộ Nông nghiệp Mỹ đã nâng mức dự kiến sản lượng ngô thế giới niên vụ 2013-2014 lên mức cao kỷ lục, 964,28 triệu tấn, tăng 1,45 triệu tấn so với dự báo trước đó và tăng 12,5% so với cùng kỳ niên vụ trước, do điều kiện thời tiết thuận lợi ở khu vực vành đai trồng ngô của nước sản xuất và xuất khẩu ngô hàng đầu thế giới này. Giá lúa mì trong tháng 12/2013 giảm nhẹ, xuống còn 268 USD/tấn, giảm 2,3% so với tháng trước đó và giảm 17,6% so với cùng tháng năm ngoái. 

Ở thị trường trong nước, ngược với xu hướng thế giới, giá TACN và nguyên liệu của Việt Nam năm 2013 tăng 2,5% so với năm 2012. Trong 2 tháng đầu năm 2014, hầu hết giá các sản phẩm TACN trong nước vẫn giữ nguyên, trong khoảng 10.500 -11.500 đồng/kg. 


Viễn cảnh ảm đạm

Không tiêu thụ được sản phẩm, nhiều nhà máy sản xuất TACN đang chờ… chết. “Gần 40 doanh nghiệp TACN đã phải ngừng sản xuất trong năm vừa qua, nhưng chưa phải là con số cuối cùng. Còn mấy chục doanh nghiệp nhỏ nữa có nguy cơ đóng cửa”, ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, cho biết. 

Tại Hội thảo về thúc đẩy sử dụng cám gạo trong sản xuất TACN do Công ty TNHH Wilmar Agro và Agromonitor vừa tổ chức, các chuyên gia có chung nhận định, sang năm 2014, ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi. Thậm chí sẽ càng co hẹp do dịch bệnh bùng phát mạnh. Như vậy tiêu thụ sản phẩm TACN sẽ càng khó khăn hơn. Thêm vào đó, dự kiến Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ được ký kết trong năm nay sẽ đưa ngành chăn nuôi vào thế phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ các sản phẩm thịt nhập khẩu, đặc biệt là thịt bò, thịt lợn và thịt gà. Điều này khiến sản lượng TACN tiêu thụ sẽ giảm. Hạ giá bán sản phẩm sẽ là điều tất yếu nếu doanh nghiệp TACN muốn tồn tại. 

Dự báo năm 2014, kim ngạch nhập khẩu TACN và nguyên liệu của nước ta đạt 3,5 tỷ USD, tăng 16,7% so với năm 2013. Giải pháp được các chuyên gia đưa ra là Việt Nam có thể sử dụng các sản phẩm từ gạo như: thóc, cám gạo làm thức ăn chăn nuôi để giảm bớt gánh nặng nhập khẩu…. Ông Lee Swee Heng, Tổng giám đốc Công ty TNHH Wilmar Agro Việt Nam, cho hay, hiện chỉ có cám gạo là công ty sử dụng 100% nguyên liệu trong nước, còn những loại nguyên liệu khác như ngô, đậu tương, bột cá… đa phần đều nhập khẩu lại từ các công ty thành viên. Nguồn cung nguyên liệu trong nước quá thấp, vì vậy, để có được nguồn nguyên liệu tại chỗ, các cơ quan liên quan và doanh nghiệp cần phải có chính sách khuyến khích nông dân sản xuất TACN quy mô lớn để tạo nguồn cung ổn định, có chất lượng.

Theo Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 của Bộ Nông nghiệp và PTNT: chăn nuôi thành ngành sản xuất chính, chiếm tỷ trọng 42% trong cơ cấu giá trị ngành nông nghiệp. Để đạt được mục tiêu này, trong giai đoạn 2010-2015, ngành chăn nuôi phải bảo đảm tốc độ tăng trưởng bình quân 6-7%/năm. Bà Yến cho rằng, ngay từ bây giờ phải kịp thời xây dựng nguồn cung cấp nguyên liệu TACN một cách ổn định. Phải làm thế nào giảm gánh nặng của việc nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, từ đó giảm giá thành cho ngành chăn nuôi.

Chu Khôi
nguồn: kinhtenongthon.com.vn

 Tags: thức ăn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập352
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại188,733
  • Tổng lượt truy cập90,252,126
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây