Học tập đạo đức HCM

Lao động tự do - nỗi lo tai nạn

Thứ năm - 13/03/2014 21:52
Những năm qua, mặc dù các cơ quan chức năng của tỉnh đã tích cực tuyên truyền, vận động và mở nhiều lớp bồi dưỡng kiến thức về an toàn lao động, Luật Lao động đối với các doanh nghiệp (DN), người lao động (NLĐ), tuy nhiên, hiện nay, việc đảm bảo cho NLĐ làm việc trong điều kiện an toàn, nhằm phòng ngừa tai nạn lao động (TNLĐ) theo quy định của pháp luật, đặc biệt, đối với lao động tự do vẫn còn nhiều hạn chế.

Theo thống kê của Sở LĐ-TB&XH, năm 2013, toàn tỉnh xảy ra 59 vụ TNLĐ, trong đó tai nạn giao thông có tính chất TNLĐ 20 vụ, làm chết 5 người, TNLĐ đã làm chết 16 người và bị thương 48 người. Lĩnh vực xảy ra nhiều TNLĐ nhất là thi công các công trình xảy ra 17 vụ, làm chết 4 người, bị thương 19 người; công việc liên quan đến sử dụng điện xảy ra 4 vụ, làm chết 3 người và bị thương 1 người.

Lao động tự do - nỗi lo tai nạn
Lao động tự do làm việc mang tính thời vụ nên không được trang bị đầy đủ các vật dụng bảo hộ lao động.

Nguyên nhân của các vụ TNLĐ chủ yếu là do các đơn vị, người sử dụng lao động không xây dựng kế hoạch bảo hộ lao động (BHLĐ); không tổ chức huấn luyện an toàn lao động; không tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho NLĐ, không phân loại lao động làm các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm để thực hiện chế độ bồi dưỡng hiện vật theo quy định; không định kỳ tự kiểm tra, đánh giá để khắc phục tại những nơi có nhiều yếu tố rủi ro gây tai nạn, cháy nổ. Tại các công trường xây dựng, đa số công nhân còn vi phạm các nguyên tắc an toàn khi làm việc trên cao như không đeo dây an toàn, không có biển báo, che chắn những vị trí nguy hiểm…

Thực tế cho thấy, nhiều lao động tự do làm việc mang tính thời vụ trong các DN, cơ sở sản xuất tư nhân không được trang bị đầy đủ các vật dụng BHLĐ như: quần áo, mũ, găng tay, giày, ủng, cáp treo bảo hộ hay lưới bảo vệ… khi làm việc. Trong khi đó, những TNLĐ chết người mà NLĐ hay gặp nhất là bị ngã từ trên cao xuống, bị máy cuốn, điện giật... Những lao động tự do trong các ngành nghề như xây dựng, khai thác đá, bốc vác, cơ khí... rất thiếu các kiến thức về an toàn lao động. Mặt khác, vì thu nhập thấp nên nếu có biết thì cũng không mấy người nghĩ đến việc mua sắm đồ BHLĐ. Chính vì vậy, nhiều vụ TNLĐ đáng tiếc đã xảy ra.

Anh Nguyễn Văn Hà (Thạch Thắng, Thạch Hà), làm nghề thợ xây cho biết: “Chúng tôi chỉ biết làm việc để kiếm tiền chứ các kiến thức về an toàn lao động thì không mấy ai hướng dẫn hay chỉ bảo cả. Chủ yếu là anh em đi làm tự học hỏi nhau để giảm những tai nạn rủi ro. Về trang bị đồ BHLĐ thì cũng không dám đòi hỏi chủ mua. Chúng tôi chỉ biết cố gắng làm việc cẩn thận để không xảy ra tai nạn”.

Trong khi vấn đề an toàn lao động cho NLĐ tự do còn chưa được quan tâm đúng mức thì công tác thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng lại chưa tiến hành thường xuyên, việc xử lý các sai phạm chưa nghiêm. Năm 2013, đoàn liên ngành LĐ-TB&XH, LĐLĐ, BHXH của tỉnh chỉ tiến hành thanh tra được 28 đơn vị, các huyện, thành phố, thị xã và chỉ mới tổ chức kiểm tra trong Tuần lễ ATVSLĐ, phòng chống cháy nổ. Bên cạnh đó, việc thực hiện chế độ thông tin báo cáo của các cơ quan quản lý nhà nước và đơn vị, DN thiếu nghiêm túc (khối DN chỉ có 250/3.400 DN thực hiện chế độ báo cáo về công tác ATVSLĐ và báo cáo TNLĐ).

Để hạn chế các trường hợp tai nạn đáng tiếc xảy ra, thiết nghĩ, việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức về ATVSLĐ cho NLĐ cần được thực hiện từ cơ sở, với những hình thức phù hợp. Ngoài ra, công tác thanh, kiểm tra cần được tổ chức thường xuyên, đồng thời phát huy mạnh mẽ vai trò của tổ chức công đoàn trong các đơn vị, DN về thực hiện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của NLĐ. Có như vậy, NLĐ, đặc biệt là lao động tự do mới có được môi trường làm việc an toàn hơn và giảm thiểu TNLĐ.

NAM GIANG
Nguồn: baohatinh.vn

 Tags: lao động

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập264
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm261
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại192,339
  • Tổng lượt truy cập90,255,732
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây