Học tập đạo đức HCM

Nguy cơ cạn kiệt nguồn lợi hải sản

Thứ ba - 18/03/2014 21:29
Trữ lượng hải sản trong lòng biển nước ta đang suy giảm nghiêm trọng. Theo công bố của Viện Nghiên cứu hải sản, tổng trữ lượng hải sản cả nước hiện chỉ còn 4,25 triệu tấn, giảm gần 1 triệu tấn so với cách đây 10 năm. Với trữ lượng này, chỉ cho phép khai thác 1,75 triệu tấn/năm, nhưng hiện nay sản lượng đánh bắt lên tới 2,5 triệu tấn/năm.

Đánh bắt quá mức cho phép

Việt Nam có vùng biển rộng lớn với diện tích trên 1 triệu kilômét vuông, có đường bờ biển dài 3.260km và hơn 3.000 hòn đảo lớn nhỏ. Theo Viện Nghiên cứu hải sản, đến nay, trong lòng biển nước ta phát hiện được khoảng 12.000 loài sinh vật, trong đó có 2.435 loài cá và 225 loài tôm biển cho giá trị kinh tế. 

Điều tra nguồn lợi hải sản cách đây 10 năm thấy, tổng trữ lượng giai đoạn 2001-2005 khoảng 5,07 triệu tấn. Dự án “Điều tra tổng thể hiện trạng biến động nguồn lợi hải sản 2011-2015” đang được hoàn thiện, với mục tiêu đánh giá được tổng thể hiện trạng biến động nguồn lợi hải sản và nghề cá biển Việt Nam. 

Theo kết quả điều tra từ năm 2011 đến hết năm 2013, tổng trữ lượng nguồn lợi hải sản trong lòng biển Việt Nam ước khoảng 4,25 triệu tấn. Trong đó, cá nổi nhỏ 2,65 triệu tấn (chiếm 62,4% tổng trữ lượng); cá nổi 1,03 triệu tấn (24,3%); hải sản tầng đáy 487.200 tấn (11,5%); giáp xác 78.900 tấn (1,9%) và cá rạn san hô khoảng 2.600 tấn (0,1%). Chia ra trữ lượng vùng bờ ước 541.000 tấn; vùng lộng 802.000 tấn và vùng khơi 2,906 triệu tấn. Nếu phân theo vùng: Vịnh Bắc Bộ khoảng 750.000 tấn; biển Trung Bộ 712.000 tấn; biển Đông Nam Bộ 1,141 triệu tấn; biển Tây Nam Bộ 610.000 tấn và vùng giữa biển Đông 1,036 triệu tấn. Viện Nghiên cứu hải sản nhận định, nguồn lợi hải sản đang suy kiệt nhanh chóng, trữ lượng giảm đi 20% so với cách đây 10 năm. 

Với trữ lượng hiện có, trên cơ sở tính toán khả năng sinh sản và sinh trưởng của hải sản, các chuyên gia cho rằng, mỗi năm cả nước chỉ nên khai thác 1,7-1,9 triệu tấn là phù hợp, đảm bảo cho nguồn lợi được tái tạo. Thế nhưng thực tế hiện nay, sản lượng đánh bắt hàng năm lên đến 2,5 triệu tấn. 

Ông Nguyễn Văn Đẩu, Chi cục trưởng Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi Khánh Hòa cho biết, tỉnh này hiện có 9.800 phương tiện đánh bắt hải sản, trong đó có hơn 8.660 tàu khai thác ở vùng ven bờ và vùng lộng, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sinh thái và thu nhập của ngư dân. Đáng báo động là, nhiều ngư dân sử dụng giã cào điện khiến cá lớn, cá bé và những loài thủy sinh đều bị tận diệt. Việc bắt giữ và xử lý các đối tượng dùng giã cào điện, giã cào bay hiện nay rất khó khăn, do lực lượng chức năng mỏng. 

Đại diện Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Nghệ An nêu băn khoăn, định hướng của Chính phủ, của Tổng cục Thủy sản là phát triển tàu đánh bắt xa bờ, cắt giảm tàu đánh bắt gần bờ là đúng. Nhưng Tổng cục lại không chỉ đạo cụ thể từng tỉnh nên có số lượng bao nhiêu chiếc tàu thuyền đánh cá, công suất bao nhiêu, nghề gì là phù hợp. Nhiều người từ trước đến nay bám biển để mưu sinh bằng chiếc ghe nhỏ, nay việc cấm loại ghe này hoạt động ven bờ thì họ không biết phải làm sao, trong khi không có điều kiện để sắm tàu lớn ra khơi đánh bắt.

Cần hồi phục, tái tạo nguồn lợi

Ông Nguyễn Viết Nghĩa, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu hải sản nêu quan điểm: “Khuyến cáo của chúng tôi là cần thận trọng phát triển các đội tàu, tốt nhất trong giai đoạn hiện nay phải tạm dừng đóng mới tàu. Cần giảm số lượng tàu đánh cá, chứ không nên tăng nữa. Địa phương nào cũng tăng số lượng tàu như hiện nay thì nguồn lợi hải sản sẽ ngày càng cạn kiệt”. Ông Nghĩa kiến nghị, trong thời gian tới, cần điều chỉnh tỷ trọng khai thác vùng khơi lên 70% tổng sản lượng để tương ứng với nguồn lợi hải sản; giảm tỷ trọng khai thác vùng bờ và vùng lộng còn lại chỉ khoảng 30%. Cần nghiên cứu đề xuất điều chỉnh cơ cấu tàu, thuyền, nghề nghiệp phù hợp với từng vùng biển nhằm thực hiện đề án tái cơ cấu ngành thủy sản có hiệu quả. 

Theo Tổng cục Thủy sản, để đẩy mạnh mục tiêu phục hồi nguồn lợi, Quỹ tái tạo nguồn lợi thủy sản Việt Nam chính thức đi vào hoạt động từ năm 2013. Năm vừa qua, quỹ này đầu tư thả 7 triệu con tôm sú; 1.017 triệu con cá các loại ra các thủy vực tự nhiên. Tính đến hết năm 2013, đã có 29 tỉnh thành lập Ban chỉ đạo Chương trình bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản, đồng thời nhiều dự án được phê duyệt tập trung vào truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản; tái tạo nguồn lợi thủy sản; thành lập các khu bảo tồn biển; nghiên cứu, bảo tồn và lưu giữ một số giống thủy sản quý hiếm.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Vũ Văn Tám chỉ đạo: Cần thường xuyên giám sát biến động nguồn lợi hải sản để có cơ sở khoa học phục vụ cho việc dự báo ngư trường khai thác, phát triển bền vững nghề cá biển. Phải nghiên cứu ứng dụng các mô hình quản lý nghề cá phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương, ứng dụng và cập nhật bộ chỉ số nguồn lợi và nghề cá biển. Cần khoanh vùng bảo vệ và hạn chế khai thác nguồn lợi hải sản ở một số vùng biển ven bờ từ Hải Phòng tới Nam Định (trọng điểm khu vực Long Châu - cửa Ba Lạt, khu vực Hòn Nẹ); vùng biển ven bờ từ Hà Tĩnh đến Đà Nẵng (trọng điểm là khu vực Cửa Sót – Hà Tĩnh, cửa Tùng – Quảng Trị và khu vực Sơn Trà – Đà Nẵng); vùng biển ven bờ từ Vũng Tàu đến Bạc Liêu; vùng biển từ Cà Mau đến Kiên Giang (tập trung ở khu vực Hòn Khoai và khu vực bãi bồi Ngọc Hiển).

Chu Minh
Nguồn: kinhtenongthon.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập345
  • Hôm nay31,761
  • Tháng hiện tại233,399
  • Tổng lượt truy cập85,140,435
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây