Học tập đạo đức HCM

Nghề phi nông nghiệp "đắt khách"

Thứ ba - 21/08/2018 02:53
Nông dân Hà Tĩnh trước chỉ quen với những ngành nghề truyền thống như trồng trọt, chăn nuôi, thì nay họ đã thử nghiệm với những ngành nghề mới mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Sức hút từ ngành nghề mới

Nhiều năm vất vả "Nam tiến", tiền lương chỉ đủ trang trải sinh hoạt, anh Nguyễn Văn Diến (xóm Hạ - xã Thạch Hạ - TP. Hà Tĩnh) quyết định trở về quê hương lập nghiệp. Năm 2015, anh đăng ký khóa đào tạo nghề hàn xì 3 tháng tại Trung tâm Dạy nghề, hướng nghiệp, GDTX thành phố Hà Tĩnh. Năm sau, anh Diến thuê đất, đầu tư 300 triệu đồng xây nhà xưởng và trên 40 triệu đồng mua máy móc cơ khí phục vụ sản xuất. “Kiến thức tích lũy qua quá trình học tập cùng nỗ lực tìm tòi, hoàn thiện mẫu mã sản phẩm, chú trọng phát triển thị trường đã giúp tôi mang về nguồn thu từ 500 – 600 triệu đồng/năm. Hiện, tôi đang đào tạo nghề và tạo việc làm ổn định cho 7 lao động với mức lương từ 5 – 7 triệu đồng/người/tháng” – anh Diến phấn khởi.

Nghề phi nông nghiệp “đắt khách”Cơ sở sản xuất gia công cơ khí của anh Nguyễn Văn Diến tạo việc làm ổn định cho 7 lao động

Trở về nước sau chương trình xuất khẩu lao động, gia đình chị Đặng Thị Thu (tổ dân phố 14 - thị trấn Cẩm Xuyên) bắt tay vào buôn bán song không hiệu quả. Năm 2008, chị Thu cùng chồng khởi nghiệp bằng nghề chế biến món ăn. “Được học khóa đào tạo nghề chế biến món ăn tại địa phương, tôi ý thức rõ nấu ăn ngon thôi chưa đủ mà còn phải bày biện hấp dẫn để lôi cuốn thực khách. Hiện tại, tổ nấu ăn của tôi có 30 công nhân đã qua đào tạo nghề, phục vụ tại nhà hàng và lưu động trong và ngoài huyện” – chị Đặng Thị Thu – chủ nhà hàng Thu Phú chia sẻ.

Nghề phi nông nghiệp “đắt khách”Chọn nghề "phi nông nghiệp", vợ chồng chị Đặng Thị Thu đã mở được nhà hàng, làm ăn rất hiệu quả

Ông Nguyễn Anh Đức – Phó Chủ tịch UBND thị trấn Cẩm Xuyên, cho biết: “Mỗi năm địa phương có 3 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn với khoảng 120 người tham gia. Nếu như chương trình đào tạo trước đây thiên về các ngành nông nghiệp, thì những năm gần đây, có từ 50 – 70% học viên theo học các ngành chế biến món ăn, nhân viên phục vụ nhà hàng, nghiệp vụ lễ tân, dịch vụ thương mại... Từ đào tạo nghề đã hình thành hàng chục mô hình sản xuất phi nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao”.

Đào tạo nghề phi nông nghiệp thành mũi nhọn

Ông Biện Văn Quảng – Trưởng phòng Đào tạo nghề, Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ nông dân, Hội Nông dân Hà Tĩnh cho biết: “Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Hà Tĩnh những năm gần đây có nhiều chuyển biến tích cực, với xu hướng chuyển dịch dần sang các ngành nghề phi nông nghiệp, nhất là các vùng ven đô, thị trấn. Ngành nghề đào tạo đa dạng như: Chế biến món ăn, may công nghiệp, điện dân dụng, lái xe ô tô, vận hành phương tiện nâng bốc xếp hàng, kỹ thuật chăm sóc sắc đẹp...”.

Theo thống kê từ Sở LĐTB&XH, năm 2017, Hà Tĩnh có 4.880 người được đào tạo các ngành nghề phi nông nghiệp. Trong đó, có 61 lớp với 1.965 người được đào tạo sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng theo diện bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển; đào tạo nghề ngắn hạn có 2.915 người. Sau đào tạo, khoảng 75% lao động nắm vững chuyên môn, tìm mới hoặc phát triển được việc làm, có thu nhập khả quan.

Nghề phi nông nghiệp “đắt khách”Sau khi trải qua các lớp đào tạo nghề về chế biến món ăn, nghiệp vụ lễ tân..., nhiều lao động của huyện Cẩm Xuyên đã được Công ty TNHH Tre Nguồn (Khu du lịch Thiên Cầm) tuyển vào làm việc

Thời gian tới, Hà Tĩnh tập trung đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn; trong đó, chú trọng đào tạo nghề phi nông nghiệp nhằm đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Để hình thức đào tạo nghề phi nông nghiệp phát huy hiệu quả, chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng cần tăng cường tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm; thường xuyên rà soát, bổ sung danh mục đào tạo nghề cho lao động nông thôn; xác định nhu cầu đào tạo theo từng ngành nghề và trình độ đào tạo...

Đặc biệt, các cơ sở dạy nghề cần có kế hoạch liên kết với các doanh nghiệp, tổ hợp tác... để hỗ trợ lao động về việc làm sau khi được đào tạo.

Theo baohatinh.vn

 

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập115
  • Hôm nay37,611
  • Tháng hiện tại238,952
  • Tổng lượt truy cập92,616,616
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây