Học tập đạo đức HCM

Thu gần 1 tỷ đồng từ vườn cam đặc sản

Thứ ba - 21/08/2018 19:09
Những năm qua, từ nguồn vốn vay ưu đãi Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH), nhiều hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách ở huyện Bạch Thông (Bắc Kạn) đã phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, trong đó không ít hộ trồng cam đặc sản, có hộ như gia đình ông Thụ thu gần 1 tỷ đồng mỗi năm từ vườn cam

Có đất mà vẫn nghèo

Ông Lưu Chân Thụ ở thôn Nà Thoi, xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông - một trong những hộ nghèo của gần 20 năm trước, nay đã thoát cảnh nghèo khó, đi lên từ vốn vay ưu đãi. Dẫn chúng tôi ra khu vườn đồi trồng bạt ngàn cam long vàng, ông Thụ cho biết: “Có được cơ ngơi như ngày hôm nay là thành quả của bao công sức, thời gian, vốn liếng nhà tôi đã bỏ ra. Tuy nhà có đất trồng cam, nhưng ban đầu không có vốn để đầu chăm sóc nên cây cam bị cằn cỗi, cho năng suất thấp. Về sau được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng CSXH nên nhà tôi mới đầu tư cải tạo vườn, mở rộng thêm diên tích trồng cam được gần 7ha như hôm nay….”.

 thu gan 1 ty dong tu vuon cam dac san hinh anh 1

 Ông Lưu Chấn Thụ ở thôn Nà Thoi, xã Quang Thuận vay vốn ưu đãi đầu tư chăm sóc vườn cam.

Hiện, tổng dư nợ các chương trình tín dụng của Ngân hàng CSXH huyện Bạch Thông đạt 227 tỉ đồng với 5.607 hộ còn dư nợ.

 Theo ông Thụ, vào năm 2004, thông qua đoàn thể địa phương, ông được Ngân hàng CSXH giải ngân nguồn vốn cho vay hộ nghèo. Có vốn, ông đầu tư ngay vào việc mua phân bón, xây bể tích nước để tưới, chủ động phòng trừ sâu bệnh cho vườn cam nên chỉ sau 1 thời gian ngắn cây cam phát triển tốt, quả to, bán được giá.

Sau 1 năm kể từ khi tiếp cận được vốn đầu tư, hiệu quả kinh tế từ vườn cam của gia đình ông Thụ đã tăng lên gấp 3-4 lần. Nếu như những năm đầu trồng, cả vườn cam của gia đình ông Thụ chỉ thu về chưa đến 50 triệu đồng thì đến nay nguồn thu từ bán cam đã lên đến hàng trăm triệu đồng. Không chỉ hoàn trả được vốn vay cho ngân hàng mà gia đình ông Thụ còn có vốn tích lũy để mở rộng thêm diện tích trồng cam, tập trung đầu tư chăm bón, phòng trừ sâu bệnh đúng cách. Năm nay theo tính toán, gia đình ông Thụ dự kiến thu về từ vườn cam ngót nghét khoảng 1 tỷ đồng...

Có vốn ưu đãi, bà con yên tâm làm ăn

Vào thôn Nà Cọong, xã Dương Phong, huyện Bạch Thông chúng tôi bị cuốn hút bởi màu xanh ngút mắt của những vườn cam sai trĩu quả. Thăm gia đình anh Hoàng Văn Nơi, một trong nhiều hộ vay vốn chính sách ngay từ những ngày đầu Ngân hàng CSXH hoạt động, chúng tôi vui mừng khi chứng kiến hơn 2ha cam của gia đình đang ra hoa, đậu sai quả. “Trước đây, tôi đi làm thuê, làm mướn cũng chỉ lo đủ bữa cơm nhưng từ khi biết đến Ngân hàng CSXH, vay được vốn và Hội ND giúp đỡ về tập huấn khoa học kỹ thuật, gia đình đã đầu tư trồng cam cho quả tốt, đạt chất lượng cao và được thương lái thu mua tận gốc, cuộc sống đã ổn định hẳn lên…”- anh Nơi chia sẻ.

Anh Nơi kể thêm, ngoài giống cam lòng vàng, năm nay gia đình anh mạnh dạn trồng thêm cam Canh. Do thời tiết chưa thuận nên còn gặp khó khăn, nhưng nhờ sự chia sẻ kinh nghiệm của các tổ chức Hội, đoàn thể và những buổi tập huấn khoa học kỹ thuật định kỳ mà anh Nơi dần vượt qua khó khăn đó.

“Vay vốn ưu đãi với thủ tục thuận tiện, phù hợp với người nghèo chúng tôi. Tuy nhiên, nếu tính chi phí đầu tư đầy đủ cho 1ha trồng cam phải mất 150 triệu đồng. Chu kỳ sinh trưởng của cây cam phải sau 4 - 5 năm mới bắt đầu cho thu hoạch, vì thế, số vốn đầu tư ban đầu khá lớn, do vậy chúng tôi đề nghị Ngân hàng CSXH tăng thêm nguồn vốn và mức cho vay để bà con yên tâm làm ăn”- anh Nơi đề xuất.

Về các chương trình tín dụng ủy thác với Ngân hàng CSXH, Phó Chủ tịch Hội ND xã Quang Thuận Lưu Kiệt Phong cho biết, để nguồn vốn ưu đãi phát huy hiệu quả cao nhất, các Hội đoàn thể đã tập trung chỉ đạo các Tổ tiết kiệm và vay vốn rà soát đối tượng có nhu cầy vay vốn và tổ chức bình xét công khai, dân chủ ngay tại thôn, bản để chọn đúng đối tượng. Bên cạnh phối hợp giải ngân tới tận tay bà con, các Hội đoàn thể còn tập huấn kỹ thuật, hướng dẫn cách sử dụng đồng vốn, giám sát quá trình sử dụng vốn, đôn đốc bà con trả lãi, trả gốc đúng hạn…

Theo danviet.vn

 
 
 
 
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập195
  • Hôm nay31,557
  • Tháng hiện tại872,758
  • Tổng lượt truy cập93,250,422
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây