Học tập đạo đức HCM

Người dân chưa chịu về vì... còn sợ động đất

Thứ sáu - 26/10/2012 03:36
Bất chấp nỗ lực vận động của chính quyền, hàng chục hộ dân ở thôn Tà Ba Trên, xã Sơn Thượng, huyện Sơn Hà (tỉnh Quãng Ngãi) vẫn chưa chịu trở về nơi ở cũ vì lo sợ động đất tái diễn.

 

Hiện tại, người già, trẻ em và phụ nữ đều ở trong những khu lều, được che tạm bằng phên nứa dưới núi rất nguy hiểm, nhất là những ngày sắp đến tại khu vực này sẽ có mưa.

Sáng 25/10, khi có mặt tại khu lều ở tạm của 14 hộ dân thuộc xóm Tà Ba, chúng tôi thấy rõ trên khuôn mặt những người dân nơi đây còn in hằn nỗi sợ hãi vì những chuyện vừa xảy ra cách đó vài ngày. 

 

Lều trại tạm của người dân dười chân núi Tà Ba.


Bà Đinh Thị Ba Lăng (74 tuổi) vừa gói ghém quần áo, chiếu mền trên chiếc lều tạm cao hơn so với mặt đất chừng nửa mét, lo lắng kể lại: Trước khi xảy ra động đất (khoảng 20 giờ tối 22/10), mọi người đã nghe thấy những tiếng nổ đùng đùng, làm đinh tai nhức óc, việc này đã xuất hiện từ nhiều ngày trước đó. Chưa hết hoang mang thì sau đó nhà cửa rung bần bật làm trẻ con khóc thét, nỗi sợ hãi bao trùm cả thôn xóm. Chính vì lo sợ nên ngay đêm xảy ra động đất, người dân phải chuyển lên đây cho đảm bảo. 

“Chưa bao giờ tôi thấy đất trời rung chuyển kèm những tiếng nổ như thế. Người dân sợ lắm chú ơi…”- Bà Lăng nói.

Sau những rung chấn đó, hàng chục hộ dân ở xóm Tà Ba đã kéo nhau di cư đến khu đất an toàn hơn. Chỉ có đàn ông, thanh niên khỏe mạnh mới ở lại trông coi vườn tược và chăm sóc vật nuôi trong nhà.

Tại khu đất rộng chừng 80 mét vuông ở dưới chân núi Cà Tu, bà con đã nhanh chóng dựng một dãy dài gồm 6 chiếc lều tạm nối nhau bằng phên, nứa, tre. Những tấm bạt xanh, bay phất phơ không đủ để che gió, mưa cho người già và trẻ nhỏ. Mọi đồ dùng sinh hoạt cần thiết như xoong nồi, đồ dùng cá nhân, quần áo đều được tập trung phục vụ cho việc ăn ngủ của người dân tại đây.

Chị Đinh Thị Lung (27 tuổi) chia sẻ: “Từ hôm dọn đến đây ở đến giờ không còn nghe động đất nữa, nhưng mà chúng tôi vẫn còn sợ lắm. Chúng tôi ở đây thêm mấy ngày nữa để xem có động đất nữa không rồi mới tính chuyện dọn về chỗ cũ”.

Già, trẻ gái trai tụ tập trong những lều trại mong manh dưới chân núi.


Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Đinh Văn Tâm - Bí thư Đảng ủy xã Sơn Thượng cho biết: “Ngay khi hay tin, lãnh đạo xã đã trực tiếp đi vận động, tuyền truyền nhằm ổn định tinh thần nhân dân. Nhưng đến nay, người dân vẫn chưa tin, chưa chịu về ở lại chỗ cũ. Do tình hình gấp rút, nên chúng tôi vẫn chưa triển khai kiểm tra việc rung chấn có ảnh hưởng lớn gì đến nhà cửa của nhân dân trong khu vực hay không”.

Sáng 25/10, Ông Đinh Văn Dép - Bí thư Huyện ủy Sơn Hà cũng đã đi kiểm tra hiện trường và chỉ đạo cho chính quyền xã sớm cân đối ngân sách, tìm mặt bằng mới, an toàn hơn để di chuyển, đảm bảo đời sống sinh hoạt của 14 hộ dân của xóm Tà Ba. Bên cạnh đó, ông cũng chỉ đạo việc cung cấp lương thực và củi đốt cho bà con nơi đây trong khi chờ chuyển đến chỗ mới.

Tuy nhiên, đó chỉ là giải pháp tình thế. Bởi, tinh thần nhân dân vẫn còn khá hoang mang và nhiều hộ gia đình vẫn còn có tiếp tục dựng lều tạm ở xa khu vực nhà ở hiện tại, để di chuyển. Chính vì vậy, điều quan trọng nhất lúc này là sớm ổn định lòng dân để người dân an tâm về nơi ở cũ, tiếp tục ổn định đời sống và sản xuất.

 

Sẽ đánh giá mức độ ảnh hưởng của động đất Sông Tranh 2

Sáng 25/10, PGS.TS Cao Đình Triều, Chuyên gia Viện Vật lý địa cầu khẳng định, hiện tượng rung lắc nhà cửa ở Quảng Ngãi trong đêm 22/10 chỉ là rung động ảnh hưởng từ trận động đất 4,6 độ ritcher xảy ra ở khu vực thủy điện Sông Tranh 2.

"Trận động đất cực mạnh lại có độ sâu chấn tiêu nông trên đới đứt gãy Trà My nên ảnh hưởng bán kính rộng hơn 100 km. Người dân Quảng Ngãi có thể yên tâm, vì đây chỉ là rung động ảnh hưởng của động đất ở huyện Bắc Trà My mà thôi". PGS-TS Triều nói.

Dự kiến đầu tuần tới, Viện Vật lý địa cầu lập đoàn công tác vào kiểm tra, đánh giá mức độ ảnh hưởng rung động của các trận động đất khu vực thủy điện Sông Tranh 2 lan đến các địa phương Quảng Ngãi.


• Minh Bảo

Ngày 26/10/2012 - Theo VietnamNet


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập452
  • Hôm nay105,091
  • Tháng hiện tại843,032
  • Tổng lượt truy cập93,220,696
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây