Học tập đạo đức HCM

Nông dân Chư Pưh lao đao vì trồng nghệ chưa có đầu ra

Thứ tư - 20/09/2017 08:25
Còn khoảng 2 tháng nữa, gần 100 ha nghệ của người dân tại huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai bước vào thời kỳ thu hoạch, song đến thời điểm này, nhiều hộ dân đã “đứng ngồi không yên” bởi chưa tìm được đầu ra cho sản phẩm.

Diện tích trồng nghệ tăng nhanh tiềm ẩn nhiều rủi ro. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Nghệ là giống cây trồng mới, nằm trong danh sách các loại cây dược liệu, song chưa được quy hoạch trồng trên địa bàn huyện Chư Pưh. Tuy nhiên, ở mùa vụ 2016, một số hộ dân thấy người trồng nghệ tại các tỉnh lân cận như Đắk Lắk hay Đắk Nông được mùa do giá thành cao, đã nhập giống nghệ về để trồng. 

Đến mùa vụ năm 2017, tổng diện tích nghệ được người dân ở huyện Chư Pưh gieo trồng đã lên đến gần 95 ha, tập trung chủ yếu ở hai xã Ia Hla và Ia Blứ, với năng suất ước đạt khoảng 190 tạ/ha. 

Gia đình ông Nguyễn Liệu (thôn Thủy Hà, xã Ia Blứ, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) cho biết, trong mùa vụ này, thấy nghệ được giá, nên gia đình ông đã quyết định đầu tư, mua giống nghệ về trồng trên diện tích 7 sào, xen canh với vườn tiêu đang được tái canh. 

Ông Liệu tâm sự: “Vườn của tôi trước đây trồng tiêu, do bị dịch bệnh nên đã chết hết cả. Trong thời gian chờ tái canh tiêu, tôi quyết định trồng nghệ, vì thấy bà con ở bên Đắk Lắk được mùa. Khi mua giống thì họ cũng không bao tiêu sản phẩm, nên trước mắt tôi cứ trồng xem sao. Đến giờ này vẫn chưa biết đầu ra thế nào, gia đình cũng lo lắng lắm. Nếu không bán được thì chỉ có cách đào lên làm giống cho mùa sau”. 

Cũng giống như ông Liệu, ông Đặng Bốn ở thôn Thủy Phú, xã Ia Blứ, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai đầu tư để trồng hơn 2 ha nghệ trong mùa vụ 2017. Đây là năm thứ hai gia đình ông trồng giống cây này. 

“Năm trước tôi đi Đắk Lắk thấy bà con làm nghệ trúng lắm, nên đã quyết định đưa nghệ về trồng. Gia đình tôi cũng là một trong những gia đình đầu tiên trồng nghệ trên địa bàn huyện. Do năm trước ít người trồng nên có đầu ra, chứ năm nay quá nhiều hộ trồng, đến giờ này cũng chưa biết đầu ra thế nào”, ông Bốn cho biết. 

Trên thực tế, “đầu ra” của gia đình ông Bốn ở mùa vụ năm 2017 chỉ đơn giản là bán nghệ cho các hộ khác trong vùng làm giống gieo trồng. Với giá nghệ giống khoảng 14.000 đồng/kg, thì 1ha nghệ có thể cho thu về khoảng 200 triệu đồng. 

Ông Hồ Hữu Ngọc, cán bộ địa chính nông nghiệp xã Ia Blứ cho biết, từ năm 2016, người dân trên địa bàn xã đã bắt đầu trồng cây nghệ. Ban đầu chỉ nhen nhóm một vài hộ dân trồng, sau đó được nhiều hộ khác trong vùng đầu tư sản xuất. 

Đến thời điểm này, trên địa bàn xã Ia Blứ, tổng diện tích nghệ được gieo trồng là 10ha, còn diện tích trồng xen canh ở các vùng khác là 15ha. Theo đánh giá của ngành nông nghiệp xã, cây nghệ đang sinh trưởng và phát triển tốt, song vấn đề đầu ra chưa có khiến người dân lo lắng. 

“Mỗi héc ta trồng nghệ, người nông dân đầu tư không dưới 40 triệu đồng, trong đó có nhiều hộ dân đã vay mượn, cầm cố ngân hàng để đầu tư, nếu không có đầu ra, họ dễ dẫn đến đổ nợ”, ông Ngọc cho biết. 

Trên thực tế, việc phát triển diện tích nghệ trên địa bàn huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai chủ yếu theo hình thức tự phát, do một số hộ dân sản xuất nghệ. Đồng thời, họ đứng ra thu gom, mua sản phẩm nghệ tươi được sản xuất trong vùng và bán cho các doanh nghiệp thu mua ngoài tỉnh với giá từ 5.000 – 7.000 đồng/kg. 

Về hình thức thu mua, các doanh nghiệp hiện chỉ thông qua hợp đồng số lượng sản phẩm thu mua với đại diện các nhóm nông dân, không có liên kết sản xuất và đầu tư các khoản vật tư nông nghiệp. 

Theo ông Nguyễn Long Khánh, Phó trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chư Pưh, trong gần 100 ha nghệ được trồng trên địa bàn huyện thì chủ yếu là các hộ trồng tự phát, nhỏ lẻ và một số ít hộ trồng xen trong các vườn tiêu tái canh. 

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh cũng chưa có cơ sở chế biến nghệ cũng như chưa có hệ thống thu mua loại nông sản này một cách bài bản, đảm bảo đầu ra cho người nông dân. 

“Chúng tôi khuyến cáo người nông dân không nên mở rộng diện tích, nhằm tránh rủi ro khủng hoảng thừa sản lượng, gây nên những thiệt hại đáng tiếc. Thời gian tới, huyện cũng có đề xuất với tỉnh đưa vào quy hoạch cây trồng gắn với công nghiệp chế biến, nếu tỉnh có được cơ sở chế biến, thì huyện sẽ quy hoạch trồng từ 200 – 250ha vùng nguyên liệu nghệ, phục vụ cho công nghiệp chế biến”, ông Khánh nhấn mạnh.
Theo baotintuc.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập123
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm121
  • Hôm nay19,470
  • Tháng hiện tại287,093
  • Tổng lượt truy cập92,664,757
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây