Học tập đạo đức HCM

Phát triển nông nghiệp bền vững: Không thể mãi tư duy luẩn quẩn

Thứ ba - 19/09/2017 18:20
Năm 2017, tình hình biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp, công nghệ sản xuất nông nghiệp lạc hậu, cạnh tranh thị trường ngày càng gay gắt… đã khiến cho việc sản xuất, tiêu thụ hàng nông sản nước ta gặp nhiều khó khăn, thách thức lớn.

Liên kết chặt chẽ

Từ đầu năm đến nay, đã diễn ra hàng loạt cuộc giải cứu nông sản như chuối, dưa hấu, bí đỏ… Trong vòng 1 năm trở lại đây, hàng chục mặt hàng rớt giá thê thảm, có mặt hàng giảm mức lên đến 200%.

Phía sau “nghĩa cử giải cứu” là nỗi ám ảnh của người nông dân quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, đến ngày thu thoạch lại đối diện với nỗi lo trắng tay, nợ nần. Những cuộc giải cứu cứ nối tiếp nhau, không biết bao giờ mới chấm dứt?

Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hàng nông sản nước ta lâm vào tình trạng giá cả bấp bênh, trong khi sản lượng dư thừa? Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nông sản rớt giá là do phần lớn sản xuất còn manh mún, thiếu thông tin định hướng thị trường, sản phẩm chủ yếu ở dạng thô, chất lượng không đồng đều, quy trình không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Thiếu sự đầu tư khoa học - công nghệ, chưa mở rộng quy mô sản xuất theo hướng hàng hóa và chưa ổn định.

Để giải quyết các nút thắt trong việc đẩy mạnh tiêu thụ hàng nông sản, chúng ta cần có sự liên kết giữa người nông dân với những doanh nghiệp có đầu ra. Khi hai bên cùng hợp tác, vai trò của doanh nghiệp sẽ là đầu tàu để đưa khoa học - công nghệ mới vào sản xuất, khi đó nông sản sẽ có đầu ra và thương hiệu của doanh nghiệp sẽ được nâng lên. Vì thế, vấn đề liên kết sản xuất hiện nay là cấp bách, cần giải quyết. Đặc biệt, các doanh nghiệp sản xuất, chế biến nông sản cần đổi mới công nghệ, tăng năng suất tăng chất lượng, giảm chi phí giá thành, khi đó mới thực sự tăng tính cạnh tranh.

Phối hợp đồng bộ

Để phát triển nông nghiệp, nông sản một cách bền vững, một yêu cầu lớn đặt ra đó là cần phải có cơ chế, chính sách phù hợp để khuyến khích, thúc đẩy các nhà đầu tư vào lĩnh vực này. Muốn vậy, phải đưa doanh nghiệp và người nông dân tham gia vào chuỗi liên kết và giúp họ nhìn thấy được những giá trị lợi ích khi tham gia, có như vậy, ngành nông nghiệp mới phát triển một cách bền vững.

Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp và tăng sức cạnh tranh cho nông sản

Theo các chuyên gia nông nghiệp, để phát triển nông nghiệp bền vững hay đạt các mục tiêu đã xây dựng, cần xem xét - thực hiện 2 nhiệm vụ chính: Nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp và tăng sức cạnh tranh cho nông sản. Muốn vậy, một mặt, cần có chính sách quản lý vĩ mô về nông nghiệp dài hạn và phù hợp dựa vào thị trường và nông dân; mặt khác, cần đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao và xây dựng thương hiệu cho nông sản.

GS. Võ Tòng Xuân, chuyên gia nông nghiệp lên tiếng, để sản xuất, tiêu thụ nông sản có hiệu quả, thì Bộ NN&PTNT và Bộ Công thương cần phối hợp chặt chẽ - nắm rõ thị trường nước ngoài. Chẳng hạn, Bộ Công thương thông qua thương vụ Việt Nam tại nước ngoài để tìm hiểu người tiêu dùng nước họ thích gì, tiêu chuẩn ra sao, các đầu mối nhập khẩu là ai… Trên cơ sở đó, Bộ Công thương thông tin về thị trường cho Bộ NN&PTNT để xử lý, triển khai vào thực tế.

Theo TS. Võ Mai, Phó chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam, phát triển thị trường là khâu yếu nhất của nông nghiệp Việt Nam từ trước đến nay. Đáng lẽ, cần phải xác định thị trường rồi mới tổ chức sản xuất, tức là phải sản xuất theo nhu cầu của người tiêu dùng thì chúng ta lại đang làm ngược lại.

Hy vọng, với những giải pháp quyết liệt trong tổ chức lại sản xuất, mở rộng thị trường xuất khẩu hàng nông sản, tin rằng, trong năm 2017, xuất khẩu nông sản của Việt Nam sẽ cán đích 33 tỷ USD và có thể kỳ vọng, đà tăng trưởng ổn định này sẽ còn duy trì trong những năm tiếp theo.

Theo Ngọc Linh/Thuonghieucongluan.com.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập184
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm179
  • Hôm nay59,830
  • Tháng hiện tại59,830
  • Tổng lượt truy cập84,966,866
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây