Học tập đạo đức HCM

​Nông nghiệp sau 30 năm đổi mới: Vẫn thô về sản phẩm, thấp về đẳng cấp

Chủ nhật - 23/08/2015 00:20
Ngày 20/8, Ban Kinh tế T.Ư phối hợp với Bộ NN&PTNT và Tạp chí cộng sản tổ chức hội thảo khoa học "Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH - HĐH) nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới".
Tại hội thảo, những ý kiến tâm huyết của các chuyên gia đã mổ xẻ nhiều yếu điểm, bất cập đang tồn tại của ngành nông nghiệp.
Thiếu bền vững
Qua 30 năm đổi mới, nền nông nghiệp Việt Nam đã có những chuyển biến mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu to lớn. Tốc độ tăng trưởng GDP trong giai đoạn 1986 – 2013 của khu vực nông lâm ngư nghiệp tăng bình quân 3,7%. Cơ cấu sản xuất bước đầu chuyển dịch theo hướng hiện đại, tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm từ 70% trong những năm 90 xuống còn 47%. Tuy nhiên, theo đánh giá của Ban Kinh tế T.Ư, quá trình CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn trong những năm qua diễn ra còn chậm so với mục tiêu, cũng như so với các nước đi trước ở cùng giai đoạn phát triển. Chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất nông nghiệp chưa cao.
Ứng dụng máy gặt đập liên hợp tại xã Hồng Phong, huyện Chương Mỹ. Ảnh: Quang Thiện
Ứng dụng máy gặt đập liên hợp tại xã Hồng Phong, huyện Chương Mỹ. Ảnh: Quang Thiện
PGS.TS Trần Đình Thiên – Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, sự bùng nổ của ngành nông nghiệp thời gian qua chủ yếu mang tính quảng canh, lấy sản lượng, năng suất là chính mà coi nhẹ chất lượng, hiệu quả kinh tế và giá trị gia tăng. Do đó, sản xuất không bền vững, rủi ro cao. Hơn nữa, nền nông nghiệp nước ta lại chưa gắn với công nghiệp thành một hệ thống để bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau. Số lượng các DN lớn đóng vai trò dẫn dắt trong quá trình hội nhập còn ít. "Nông nghiệp nước ta vẫn là nền sản xuất thô về sản phẩm, thấp về đẳng cấp, tiêu tốn rất nhiều nguồn lực" - PGS.TS Trần Đình Thiên nhận định.
Tính đến nay, Việt Nam có tới hàng chục nông sản xuất khẩu đứng trong tốp đầu của thế giới, song chưa thể khẳng định vị thế vững chắc khi một số mặt hàng đang tụt lại trên đường đua đầy khốc liệt của khu vực và thế giới. GS.TS Nguyễn Xuân Thắng – Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam cho rằng, việc nghiên cứu và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế. Các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam chưa tham gia được vào chuỗi giá trị của các tập đoàn lớn nên khó thâm nhập vào nhiều thị trường khó tính của các nước phát triển.
Thay đổi từ tư duy
Với những yếu kém đang tồn tại, có chuyên gia ví von ngành nông nghiệp Việt Nam hiện nay như một cái cây đã hái hết trái ngon ở dưới thấp, chỉ còn những trái trên cao. Bởi vậy, áp lực gay gắt của tiến trình hội nhập đang đặt ra những yêu cầu cấp bách hơn về đổi mới sản xuất toàn ngành nông nghiệp. Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát, để đẩy nhanh CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn, vấn đề quan trọng nhất là nhận thức đúng ở cả T.Ư và địa phương, từ cán bộ tới Nhân dân. Bởi, nguyên nhân của những yếu kém trong nông nghiệp không phải đến từ khách quan mà chủ yếu là nguyên nhân chủ quan. Cụ thể, tới nay còn 16 tỉnh, TP chưa phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp mặc dù đã có chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ.
Nhiều chuyên gia nhận định, tác động tích cực của những chính sách "cởi trói" trong nông nghiệp, nông thôn dường như đã tới giới hạn cuối cùng, thậm chí một số chính sách trở nên lạc hậu, có nguy cơ cản trở sự phát triển của nông nghiệp. Do đó, đòi hỏi phải có sự thay đổi cách tiếp cận truyền thống trong CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn, chuyển từ chỗ chú trọng sản lượng sang chú trọng chất lượng và giá trị, phát triển một nền nông nghiệp hiện đại. Bên cạnh đó, thoát ra khỏi tư duy của nền kinh tế nông nghiệp khép kín để hướng tới một nền nông nghiệp sản xuất lớn, hoạt động theo cơ chế thị trường và đủ sức cạnh tranh trong quá trình hội nhập quốc tế. Nền nông nghiệp quy mô lớn đòi hỏi phải thu hút được các DN lớn, đi tiên phong trong ứng dụng công nghệ, kỹ thuật hiện đại để tham gia vào chuỗi cung ứng sản phẩm, mở rộng thị trường quốc tế. Để thu hút được DN, cần giải quyết một số điểm nghẽn trong phát triển nông nghiệp, nông thôn như các vấn đề về kết cấu hạ tầng, tích tụ đất đai, phát triển nguồn nhân lực…
Phát biểu tại hội thảo, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh cho rằng, muốn sản xuất nông nghiệp phát triển bền vững, cạnh tranh được với sản phẩm của khu vực và thế giới, cần phải có quy hoạch lại sản xuất, xác định các sản phẩm lợi thế của từng vùng, địa phương. Đồng thời, thay đổi mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng liên kết các nông hộ thành nhóm hộ, HTX, gắn kết với DN vào chuỗi sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
Chúng ta chưa xác định rõ những ngành, lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm cần ưu tiên trong chính sách công nghiệp quốc gia cho từng giai đoạn. Đồng thời, thiếu gắn kết chặt chẽ, đồng bộ giữa CNH - HĐH với đô thị hóa, giữa phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn với xây dựng nông thôn mới.
Ông Vương Đình Huệ - Trưởng ban Kinh tế T.Ư
Hiện nay ngành nông nghiệp đang gặp rủi ro kép, một bên là thiên tai, dịch bệnh, một bên là những yếu tố bất lợi của thị trường, giá cả, tỷ giá. Do đó, để phát triển nông nghiệp bền vững, Nhà nước cần phải có cơ chế, lộ trình giúp giảm bớt rủi ro cho người nông dân.
TS Trần Du Lịch - Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Hồ Chí Minh
Thắng Văn
Nguồn: ktdt.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập530
  • Hôm nay75,348
  • Tháng hiện tại811,458
  • Tổng lượt truy cập93,189,122
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây