Học tập đạo đức HCM

Nuôi 10 lồng cá trên sông Đà, 9X người Thái lãi hơn 100 triệu/năm

Chủ nhật - 01/04/2018 04:24
Chỉ cho đàn cá ăn cỏ, lá chuối, bột sắn, bột ngô và các loài thủy sinh sống trong nước...là cách nuôi cá lồng sông Đà của chàng trai 9X dân tộc Thái-Tòng Văn Hưng, bản Hán B, xã Chiềng Khoang, huyện Quỳnh Nhai (Sơn La).

Dẫn chúng tôi đi thăm khu vực nuôi cá lồng trên lòng hồ sông Đà, anh Hưng kể về quãng thời gian bắt đầu với nghề nuôi cá của mình: Học hết cấp 3, anh không đi học tiếp mà quyết định ở nhà làm kinh tế. Gần quê nhà có con sông Đà rộng lớn, quanh năm nước trong xanh, vài năm trở lại đây cư dân sinh sống ven sông đã chuyển từ làm nương rẫy sang nuôi cá lồng trên mặt hồ, có thu nhập khá.

 nuoi 10 long ca tren song da, 9x nguoi thai lai hon 100 trieu/nam hinh anh 1

Hàng trăm con cá lúc nhúc sau mỗi lần anh Hưng kéo lưới lên kiểm tra. Những con cá này được nuôi bằng những thức ăn tự nhiên và chúng lớn cũng rất nhanh

Thấy vậy, anh Hưng bàn với gia đình dùng số tiền tích góp đầu tư mua vật liệu làm lồng nuôi cá. Mới đầu chưa có kinh nghiệm, anh làm 2 lồng nuôi thử trước, cá lớn nhanh, thức ăn cho cá có thể tự chủ động được và khai thác, tận dụng hoàn toàn tự nhiên, giảm bớt được một khoản tiền thức ăn.

Đến năm 2016, anh Hưng quyết định làm thêm 10 lồng cá, mỗi lồng rộng 6m2 và nuôi 3 loại, cá trắm, cá nheo, cá lăng, mè hoa... Theo anh, mấy loại cá này dễ nuôi, ít bệnh, về nguồn thức ăn có thể tự làm ra được. Ngoài ra, anh còn làm thêm một chiếc vó bè đánh bắt các loại cá nhỏ như, tép dầu, tép mương, tôm làm thức ăn cho cá nheo và cá lăng.

 nuoi 10 long ca tren song da, 9x nguoi thai lai hon 100 trieu/nam hinh anh 2

Tòng Văn Hưng thường xuyên kiểm tra tốc độ sinh trưởng của đàn cá.

Để có đủ thức ăn cho cá anh trồng thêm cỏ voi, cây chuối, sắn trên đất nương. Cỏ, lá chuối cho cá trắm, còn sắn và cây chuối thái nhỏ cho các loại cá khác, cho ăn đều hàng ngày cá lơn rất nhanh. Hiện nay, cả đàn cá chục tấn của anh Hưng đều nuôi bằng thức ăn lấy từ tự nhiên, hoàn toàn không dùng thức ăn công nghiệp, nên thịt cá săn chắc, thơm ngon được rất nhiều khách hàng đến đặt mua.

Ngoài ra, để nắm được quá trình phát triển của đàn cá, anh thường xuyên dùng sổ ghi chép về liều lượng thức ăn, thời gian sinh trưởng, dịch bệnh thường gặp… ừ đó có cách làm cho đàn cá phát triển tốt hơn.

Anh Hưng nói rằng, tuy cá lồng nuôi trên lòng hồ rất nhiều, nông dân nuôi cá đang gặp khó khăn về đầu ra nhưng cá của anh chưa bao giờ ế, người đến mua chủ yếu là khách quen trong huyện. “Khách mua cá của mình chủ yếu bằng lòng tin, chứ nhìn bằng mắt thường rất khó phân biệt được đâu là cá nuôi bằng thức ăn tự nhiên và cá nuôi bằng thức ăn công nghiệp, khách ăn thấy ngon khách mới mua cho mình. Đặc biệt, vào những ngày lễ, tết khách đến mua nhiều không có đủ cá bán”.

 nuoi 10 long ca tren song da, 9x nguoi thai lai hon 100 trieu/nam hinh anh 3

Thức ăn chủ yếu của cá trắm chủ yếu là lá chuối, cỏ voi và bột sắn, ngô

Nhờ có cách nuôi cá sạch này mà có những thời điểm cá của anh bán giá cao từ 100.000 đồng – 120.000 đồng/kg nhưng vẫn không có nhiều để bán. Từ việc nuôi cá và bán cá của anh Hưng cũng kiếm ra hơn 100 triệu đồng mỗi năm.

Anh Hưng được tham gia một lớp tập huấn về thủy sản có tên “sáng lập viên” dành cho nông dân trẻ. Trong thời gian tham gia lớp học, anh xây dựng ý tưởng tập hợp một số hộ nuôi cá nhỏ lẻ trên địa bàn liên kết lại thành một nhóm sản xuất. Nghĩ là làm, anh về gặp gỡ các hộ gia đình, được nghe anh phân tích ai cũng ủng hộ, anh thành lập ra Hợp tác xã thủy sản lấy tên Chiềng Khoang, do anh làm giám đốc. Hiện số lượng thành viên tham gia Hợp tác xã đã tăng lên 23 hộ, với hơn 120 lồng cá.  

 nuoi 10 long ca tren song da, 9x nguoi thai lai hon 100 trieu/nam hinh anh 4

Khu vực nuôi cá lồng của gia đình anh Tòng Văn Hưng.

 nuoi 10 long ca tren song da, 9x nguoi thai lai hon 100 trieu/nam hinh anh 5

 

Theo danviet.vn

 
 
 
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập695
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại795,424
  • Tổng lượt truy cập93,173,088
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây