Học tập đạo đức HCM

Phát triển nông nghiệp bền vững: Những khả năng cần được hiện thực hóa

Thứ năm - 03/08/2017 07:46
Trao đổi về xu hướng phát triển bền vững và một số chuyên đề về “giải cứu nông sản” gần đây trên Tạp chí Nông Thôn Mới, GS.TS Nguyễn Vy (nguyên Viện trưởng Viện Thổ nhưỡng nông hóa, Bộ NNPTNT) gửi tới Tòa soạn một bài viết ngắn. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.


Cụm từ “Nông nghiệp sạch”, “Nông sản an toàn” nên được dùng phổ biến

Mấy năm gần đây những niềm vui trong sản xuất nông nghiệp lại xen lẫn hiện tượng buồn vì được mùa, mất giá, hết lỗ về lợn lại đến gia cầm và các củ quả.. Trong hoạt động khoa học và xã hội, có người lại nhấn mạnh cụm từ “nông nghiệp hữu cơ” , thậm chí khuyên nông dân giã từ phân hóa học. Việc suy nghĩ để đề xuất những chủ trương mới rất đáng hoan nghênh và việc trao đổi chân tình để thống nhất tiêu chí cũng cần thiết.

Anh Nguyễn Đình Quý, Giám đốc kinh doanh HTX An Phú, Đức Trọng, Lâm Đồng
đã giúp HTX này xây dựng hệ thống nhà kính, tự vận hành tưới tiêu có thể hẹn giờ, chỉnh chế độ tưới
tuỳ theo độ ẩm. Nguồn ảnh: SGTT

Cách đây hàng trăm năm, nhà bác học huyền thoại Lê Quý Đôn khi tổng kết tầm quan trọng của sản xuất nông nghiệp bằng 4 chữ PHI NÔNG BẤT ỔN đã không quên vai trò của công nghiệp khi nhấn mạnh PHI  CÔNG BẤT PHÚ, mặc dầu thời kỳ ấy, công nghiệp mới chỉ là  khung cửi và  lò rèn!

Khi quan sát lịch sử phát triển chủ nghĩa tư bản, ta cũng thấy để nhanh chóng có giá trị thặng dư lớn và để khấu hao nhanh, đối tượng đâu tư đầu tiên chính là nông nghiệp với phân hóa học, máy hơi nước và tiếp theo là máy phát điện, thể hiện tầm quan trọng cần có vẫn là công nghiệp.

Bởi vậy nên chăng cụm từ nên dùng phổ biến là NÔNG NGHIỆP SẠCH hay NÔNG SẢN AN TOÀN để khỏi phải thuyết minh nội hàm khi dùng một cụm từ khác?

Người nông dân có thể phân biệt phân giả, phân rởm nhờ một công cụ phân tích rẻ tiền

Nạn phân hóa học giả đang lan tràn càng làm giảm lòng tin vào tác dụng của phân hóa học. Nhiều người làm việc trong phòng thí nghiệm về  phân bón và đất, mặc dầu đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trực quan cũng không dám nhận mình là… “người tiêu dùng thông thái” khi trong tay không có một công cụ phân tích.

Phân bón giả vẫn đang là vấn nạn của nông dân: Ảnh tư liệu.

Công cụ phân tích đơn giản này đã ra đời cách đây nủa thế kỷ từ phòng phân tích nông hóa, Học viện nông lâm. Những nông dân thời ấy tiếp nhận với niềm vui được nâng cao hiểu biết. Thời ấy chưa có kinh tế thị trường và hai nhà máy phân lân và phân đạm với quy mô lớn cùng sản phẩm chất lượng cao nên việc kiểm tra chất lượng cũng không cần thiết. Đó là lý do chủ yếu hòm phân tích nói trên không trở thành thương phẩm.

Những hòm phân tích tương tự với nguyên lý so màu đang được nghiên cứu khẩn trương tại các viện và trung tâm có liên quan tới thổ nhưỡng – nông hóa. Theo tính toán của chúng tôi, mỗi hộ nông dân có thể sắm một hòm phân tích như vậy rất dễ dàng. Hy vọng sau khi khảo nghiệm thành công, sau khi được đánh giá về độ chính xác của một hội đồng, được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và bộ Công Thương cho phép, hòm phân tích này sẽ  được sử dụng ngay ở những vùng sâu, vùng xa. Khi dùng chúng, người nông dân ngoài việc nâng cao thu nhập còn được tăng thêm hiểu biết.

Cần khẩn trương luật hóa việc liên kết các “nhà”

Chủ trương liên kết 4 nhà đã ra đời cách đây 15 năm nhưng tác dụng đến nay có thể nói vẫn còn rất khiêm tốn tuy cũng có vài điển hình thành công đáng mong đợi (như  dự án biến cồn cát hoang vu ven biển thành đất canh tác ở Hà Tĩnh cách đây 15 năm, là một ví dụ). Có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là không ghi rõ  trong hợp đồng trách nhiệm của từng chủ thể nên khi gặp thất bại thì chỉ cần một lời xin lỗi là xong ngay. Có thể nêu lên hiện tượng  khi thấy thương gia nước ngoài mua giá cao thì nông dân không bán nông sản cho doanh nghiệp trong nước; khi  bế tắc về đầu ra thì nông sản lại ế thừa; nhà khoa học thì không hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân; nhà quản lý không được đãi ngộ thì cũng chẳng say mê trong chỉ đạo.

Chúng tôi thường phân tích hàm lượng các chất dinh dưỡng trong các loại phân chuồng và có nhận xét riêng về nguyên tố đa lượng thì phân chuồng từ lợn cũng chỉ chứa 1% đạm, phân chuồng từ trâu bò giàu kali cũng chỉ đạt tỷ lệ tương ứng. Nếu không dùng phân hóa học thì muốn có năng suất cao phải bón tới hàng trăm tấn phân chuồng trên 1ha! Tính số lợn cần nuôi ta thấy ngay con  số đã lên tới hàng trăm triệu con trong lúc giá lợn trong nhiều tháng nay đang sụt giá khủng khiếp (vài ngày gần đây có tăng, nhưng không có gì đảm bảo đó là xu hướng bền vững). Vấn đề chủ yếu ở đây chính là mối quan hệ tương hỗ và đối kháng trong độ phì nhiêu thực tế của đất và tác hại khôn lường khi quên vai trò của công nghiệp hóa !

Với nhiều nước, nói đến  thị trường là nói đến kinh tế chuyên gia. Ở nước ta tuy chưa có loại kinh tế này nhưng nhiều cán bộ khoa học, già có, trẻ có đã giúp các địa phương có kết quả. Họ đã từ chối những phong bì đựng tiền dày cộp nhưng lại rất vui khi được nông dân đối xử như với người thân trong gia đình. Về mối quan hệ này, nên chăng cần cho ra đời nhiều tổ chức cố vấn nhân sự đơn tuyến ở từng bộ?

Đã chín muồi khi đề xuất vấn đề liên kết các nhà (thêm nhà băng – ngân hàng) vào một bộ luật ghi rõ trách nhiệm của từng chủ thể. Không hoàn thành trách nhiệm, gây tổn thất phải xử lý hình sự.

Theo GS.TS Nguyễn Vy /langmoi.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập541
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm533
  • Hôm nay74,396
  • Tháng hiện tại810,506
  • Tổng lượt truy cập93,188,170
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây