Học tập đạo đức HCM

Phòng chống lây nhiễm cúm A từ gia cầm sang người: Nguy cơ tại các lò giết mổ!

Thứ năm - 16/05/2013 22:09
Cúm A/H5N1 và H7N9 là các bệnh dịch nguy hiểm, lây từ gia cầm sang người và có tỷ lệ tử vong cao. Tại Hà Tĩnh chưa xuất hiện bệnh nhưng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ, người dân vẫn thờ ơ với việc phòng dịch, nhất là tại các điểm giết mổ.

 

Vệ sinh ATTP: Bao giờ hết “Nóng” ?
Người trực tiếp buôn bán gà và giết mổ gia cầm rất thờ ơ với việc phòng dịch.

Lò giết mổ tập trung của TP Hà Tĩnh hàng ngày có hàng trăm con gia súc, gia cầm được giết mổ, phục vụ người dân trên địa bàn. Theo tìm hiểu của chúng tôi, ngoài giết mổ gia cầm do người dân mang đến, ở lò mổ này còn giết mổ gà được các chủ hàng gà thuê địa điểm, tập trung tại lò mổ. Có ngày, tại đây, giết mổ đến cả ngàn con gà.

Điều đáng bàn những người trực tiếp buôn bán gà và giết mổ gia cầm ở đây còn rất thờ ơ với việc phòng dịch. Tất cả đều không dùng đồ bảo hộ để bắt và giết mổ gà. Một nhân viên nam đang làm gà nói: “Ai thuê thì làm, gà ở đây cũng được mà gà mang đến cũng được. Nếu cần kiểm dịch thì nộp tiền “cóc” dấu, còn nếu không muốn thì xin không đóng dấu”…

Hỏi về nguồn gốc của những con gà được bán tại lò mổ (hình dáng y hệt giống gà thải loại của Trung Quốc) người giết mổ tỏ vẻ ái ngại và giới thiệu tôi sang gặp chủ hàng. Ông chủ hàng nói: “Gà đây là gà gô, giá 85 ngàn đồng/kg được đưa từ Hà Giang và trong miền Nam ra. Ở đây, chúng tôi còn có loại gà cỏ mía nữa, rẻ hơn, giá 70 ngàn đồng/kg. Mua gà ở đây muốn kiểm dịch thì có kiểm dịch, nếu không cũng được”…

Về nguồn gốc gà tập trung ở đây cũng rất mập mờ; việc kiểm dịch cũng rất hình thức. Đáng bàn hơn là những người làm việc thường xuyên ở đây, chưa quan tâm đến công tác phòng dịch, kể cả việc phòng dịch cho bản thân chứ chưa nói đến trách nhiệm với cộng đồng.

Các lò giết mổ tư nhân cũng không nằm ngoài tình trạng chung này. Có mặt tại một lò giết mổ tư nhân ở khu vực đường Xuân Diệu (phường Bắc Hà - TP Hà Tĩnh), chứng kiến môi trường làm việc của họ, tôi thật sự lo ngại. Nói là lò nhưng thực ra họ tập trung gà và tổ chức giết mổ ngay tại khu bếp của gia đình. Không gian của lò giết mổ chỉ đủ để mấy chuồng gà sống, một bể nước rửa, một cái bếp (nấu nước sôi) và chỗ ngồi cho khoảng 3 người giết mổ. Lối mang gà vào ra là hành lang của ngôi nhà.

Chị P. (khối phố 15 - phường Bắc Hà) – chủ lò giết mổ gà, tay thoăn thoắt làm hết con này đến con kia, miệng vẫn nói chuyện. Chị cho biết, những con gà nhốt trong chuồng được mua từ các vùng quê. Gà của chị chủ yếu phục vụ khách quen, người ta cần thì cứ gọi điện đặt trước, chị làm sẵn cho rồi đến lấy hoặc mang đến giao tại nhà. Ngoài ra, chị còn làm dịch vụ giết mổ gà. Hầu hết những người bán gà sống ở chợ Vườn Uơm đều vào đây làm gà cho khách. Tôi hỏi sao chị không đeo khẩu trang bảo hộ khi làm gà? chị nói: “Chị quen thế này rồi nên đeo khẩu trang khó chịu, mà nóng lắm!”.

Trong khi chị P. đang làm gà, hết người này đến người khác, trong đó có cả cụ già bế đứa trẻ vào ra trong khu vực để nói chuyện và lấy cái này, đưa cái nọ. Rồi thi thoảng lại xuất hiện một chị buôn gà từ chợ xách 1 con gà đi vào, tự tay lấy dao cắt tiết rồi vứt xoẹt trên sàn giao cho chủ…

Mặc dù không có thống kê cụ thể nhưng theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện trên địa bàn TP Hà Tĩnh có khá nhiều lò giết mổ gia cầm tư nhân. Các lò mổ này đều hình thành một cách tự phát, chủ yếu từ buôn bán gà rồi kiêm luôn giết mổ. Một thực tế khác, các lò mổ này đều mang tính chất gia đình, không cách ly khu vực sống, mọi người đều tự do thoải mái vào ra, không có các biện pháp bảo hộ, phòng dịch…

Thực trạng giết mổ gia cầm trên địa bàn tỉnh như hiện nay và sự thờ ơ của những người dân rất đáng lo ngại, tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây dịch cúm từ gia cầm sang người. Thiết nghĩ, ngoài việc tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, cung cấp các thông tin, biện pháp phòng chống dịch cúm kịp thời cho người dân, các ngành chức năng cần tăng cường quản lý các lò giết mổ. Đặc biệt, trong khi chúng ta chưa giải quyết triệt để về vấn đề lò mổ tư nhân trong cộng đồng thì trước mắt cần thực hiện ký cam kết về phòng chống dịch đối với các chủ lò giết mổ, góp phần quan trọng đảm bảo các điều kiện không để xảy ra tình trạng lây nhiễm cúm từ gia cầm sang người trên địa bàn.

PV
Theo baohatinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập238
  • Hôm nay35,843
  • Tháng hiện tại811,121
  • Tổng lượt truy cập91,984,850
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây