Học tập đạo đức HCM

Rau an toàn bí đầu ra

Thứ sáu - 08/03/2013 23:34
Hiện việc tiêu thụ rau an toàn (RAT) rất khó khăn do hệ thống bán lẻ chưa phát triển dẫn đến người tiêu dùng không phân biệt được RAT với các loại rau thường.
Đó là ý kiến của nhiều đại biểu dự "Hội thảo Nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng về RAT và rau hữu cơ", do Hiệp hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng (Vinastas) tổ chức trong dịp tổ chức Tháng hành động vì người tiêu dùng.

88% người tiêu dùng không biết đến RAT 

Số liệu điều tra của Vinastas cho thấy, có đến 88% người tiêu dùng tại Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Bắc Giang khi được hỏi về cách phân biệt RAT đều có chung câu trả lời, không phân biệt được RAT với các loại rau thường qua cảm nhận bề ngoài (màu sắc, độ tươi...). 
 
 
Người tiêu dùng mua rau an toàn tại siêu thị Hapro. Ảnh: Hoài Nam

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch Vinastas cho biết: Trên thị trường hiện nay, có nhiều cửa hàng treo biển bán rau sạch nhưng thực tế rau có được sản xuất an toàn không thì khó có thể kiểm chứng. Trong khi, khái niệm về RAT vẫn chưa có quy định, quy chuẩn cụ thể, người tiêu dùng còn có những cách hiểu khác nhau về RAT. Đại diện Tổng Công ty Thương mại Hà Nội cho biết, trung bình mỗi ngày các điểm bán RAT của đơn vị chỉ tiêu thụ được khoảng 200 - 300kg. Trong khi đó, số lượng rau, củ, quả có nguồn gốc từ Trung Quốc ở các chợ ngày càng nhiều. Việc người tiêu dùng chưa mua RAT là do giá bán RAT cao hơn rau thường từ 1,5 đến 2 lần. Bên cạnh đó, khâu sản xuất, sơ chế, bảo quản, của người sản xuất còn kém nên chất lượng rau chưa bảo đảm.

Bí khâu phân phối

Để RAT đến với người tiêu dùng thì việc xây dựng hệ thống bán lẻ là điều cần thiết, nhưng hiện nay, việc triển khai đang gặp nhiều khó khăn.

Đại diện Công ty TNHH Hương Cảnh, đơn vị đang đầu tư tổ chức sản xuất RAT tại xã Văn Đức, huyện Gia Lâm cho biết: Hình thức tiêu thụ RAT của đơn vị chủ yếu là "ký gửi" tại một số siêu thị, vào những thời điểm rau thu hoạch nhiều, RAT khó cạnh tranh được với rau thường về giá thành".

Số liệu của Sở Công Thương Hà Nội cho thấy, mặc dù nhu cầu sử dụng RAT rất lớn nhưng số lượng cửa hàng bán RAT trên địa bàn TP có chiều hướng giảm, từ 260 điểm năm 2011 đến nay chỉ còn 112 điểm. Ngay cả việc mở thêm địa điểm kinh doanh cũng gặp nhiều khó khăn. 

Nhiều DN tham gia chương trình kinh doanh RAT than phiền, mặc dù rất muốn mở điểm bán hàng lưu động tại các khu đất trống ngoài trời, vỉa hè… nhưng, cách làm này không được chính quyền nhiều địa phương ủng hộ do lo ngại ảnh hưởng đến giao thông. 

Bà Nguyễn Thu Trang, Trưởng phòng kinh doanh Công ty Việt Long (Quảng Ninh) cho biết: Để tìm được địa điểm bán RAT không phải dễ, vì khó thuê được địa điểm phù hợp với giá rẻ. Mặt khác, do việc mua, bán rau củ quả tại các chợ truyền thống đã trở thành thói quen cố hữu của đa số người tiêu dùng. Với giá cả ổn định, không phụ thuộc vào mức giá cố định nên mua bán rau tại chợ sẽ thuận lợi cho cả người sản xuất lẫn người mua… Do vậy, cho dù mỗi ngày công ty sản xuất trên 2 tấn RAT nhưng chỉ tiêu thụ được 1,5 tấn vì đang gặp khó trong khâu tiêu thụ.

 Để đẩy mạnh việc tiêu thụ RAT đòi hỏi ngành công thương các địa phương cần xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích DN phát triển mạng lưới tiêu thụ; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xúc tiến thương mại, từ đó kích thích người tiêu dùng sử dụng RAT thay cho rau không rõ nguồn gốc.   
 
Lê Nam (ktdt.com.vn)
 
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập523
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại848,121
  • Tổng lượt truy cập92,021,850
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây