Học tập đạo đức HCM

Tạo giống lợn mang thương hiệu Việt Nam

Thứ tư - 21/03/2018 19:28
Sáng 20/3, Trung tâm Nghiên cứu Lợn Thụy Phương đã tổ chức Hội thảo Chuyển giao con giống và kỹ thuật chăn nuôi lợn cụ kỵ, ông bà nhập khẩu. Vấn đề lai tạo giống lợn mang thương hiệu Việt Nam được tập trung bàn luận.
13-28-23_lon-thuy-phuong_2
Một trại sản xuất lợn giống tại Tam Điệp (Ninh Bình)

Sau khi tập hợp những nguồn gen quý của các dòng lợn Duroc, Landrace và Yorkshire từ Canada, Mỹ và Pháp, Trung tâm Nghiên cứu Lợn Thụy Phương (Viện Chăn nuôi) đã nhân thuần và xây dựng các công thức lai để nghiên cứu tạo ra giống lợn mới tích hợp các ưu điểm nổi trội, mang thương hiệu Việt Nam.

Theo TS. Trịnh Quang Tuyên – PGĐ Trung tâm Nghiên cứu Lợn Thụy Phương: Từ năm 2001, các dòng lợn ông bà, bố mẹ được tạo ra từ nguồn gen PIC, các con giống và nguồn tinh đông lạnh nhập nội đã giúp nâng cao số con cai sữa/nái/năm rõ rệt. Tuy nhiên, lợn có chiều dài thân thịt ngắn đã không còn phù hợp với yêu cầu của sản xuất.

Để khắc phục những tồn tại đó, Trung tâm đã xây dựng chương trình cải tiến nâng cao chất lượng giống lợn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Mục tiêu chính của chương trình là nhập nội, chọn lọc nhân thuần nâng cao năng suất, chất lượng các giống Duroc, Landrace và Yorkshire; xây dựng công thức lai để sản xuất lợn bố mẹ có năng suất từ 27 con cai sữa/nái/năm trở lên, sản xuất lợn thương phẩm 3, 4 giống có năng suất: Tăng khối lượng/ngày tuổi 850 – 950 gram; tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng nhỏ hơn 2,4kg; tỷ lệ nạc đạt trên 60%.

Từ năm 2015, được sự đầu tư của Bộ NN-PTNT, Trung tâm đã nhập một số giống lợn Duroc, Landrace và Yorkshire và Pietrain từ Pháp (cụ thể là Gen Plus, nay là Axiom), Mỹ và Canada, sau đó nuôi tân đáo, nhân thuần và kết hợp các nguồn gen này để tạo ra các sản phẩm con giống đáp ứng nhu cầu sản xuất.

TS Trịnh Hồng Sơn – Trưởng phòng Nghiên cứu – Chuyển giao (Trung tâm Nghiên cứu Lợn Thụy Phương) cho biết: Mỗi quốc gia có một “trường phái” chọn tạo, phát triển giống lợn khác nhau, ưu tiên một số đặc tính nổi trội của giống. Ví dụ về ngoại hình, đối với giống lợn Landrace và Yorkshire nhập từ Pháp trường mình hơn so với lợn nhập từ Mỹ nhưng lợn nhập từ Mỹ có mông vai nở hơn. Đối với giống lợn Duroc nhập từ Canada có 4 chân to và chắc khoẻ, mông vai nở, phát triển.

Lợn Landrace và Yorkshire nhập từ Pháp và Mỹ đều có khả năng sinh trưởng cao và sinh sản tốt. Tuy nhiên lợn từ Pháp (trường mình, nhiều vú) có khả năng sinh sản cao và nuôi con khéo hơn lợn nhập từ Mỹ...

13-28-23_lon-thuy-phuong_1
Nhiều giống lợn quý được nuôi giữ tại Trung tâm Nghiên cứu Lợn Thụy Phương

Việc kết hợp nguồn gen lợn nhập từ Pháp, Mỹ và Canada để tạo ra con giống tích hợp các ưu điểm nổi trội, mang thương hiệu Việt Nam là một hướng đi đúng. Khi kết hợp nguồn gen giống lợn Landrace của Pháp với Landrace của Mỹ và kết hợp nguồn gen giống lợn Yorkshire của Pháp với Yorkshire của Mỹ bước đầu đã tạo ra dòng lợn Landrace (LVN) 2 dòng: LVN1 và LVN2; Yorkshire (YVN) 2 dòng: YVN1 và YVN2 trường mình, mông vai phát triển và năng suất sinh sản cao. Số con cai sữa/ổ tại lứa 1 và lứa 2 ở thế hệ 1 đạt 11 – 11,41 con/ổ. Năm 2017, Trung tâm bắt đầu tiến hành tự giao ổn định các dòng lợn trên.

Bên cạnh đó, khi kết hợp nguồn gen giữa hai dòng lợn Duroc sinh trưởng và dòng Duroc mỡ giắt nhập từ Canada bước đầu tạo ra dòng lợn Duroc (DVN) có khả năng sinh trưởng cao (892kg/ngày), tỷ lệ mỡ giắt cao (2,67%).

Ông Nguyễn Phương Thành – Chủ tịch HĐQT Cty CP Xuất nhập khẩu Châu Á Thái Bình Dương, chia sẻ: Trong 5 năm qua, doanh nghiệp chúng tôi đã nhập gần 1.000 con cụ kỵ, ông bà (GPP/GP) của Gen+ (Cộng hoà Pháp), chuyển giao cho hơn 10 đơn vị. Hiện nay các dòng lợn Landrace và Large White được Cục Chăn nuôi, Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam đánh giá rất cao vì có năng suất sinh sản lên tới trên 30 con/năm (tương đương 2,45 lứa) và chất lượng thịt rất tốt. Chính vì vậy, đây là nguồn gen rất quý, cần được nhân thuần, phát triển để tạo ra các giống chất lượng tốt tại Việt Nam.

TS Nguyễn Thanh Sơn - Viện trưởng Viện Chăn nuôi, cho rằng, chăn nuôi lợn vẫn giữ vai trò rất quan trọng khi chiếm tới 70% GDP của toàn ngành chăn nuôi. Để cạnh tranh tốt với các sản phẩm thịt lợn nhập khẩu, ngành chăn nuôi lợn cần tập trung đột phá chiến lược vào khâu giống. Với những giống mà thế giới sẵn có, chúng ta phải tiếp cận, nhập về để nuôi chọn lọc những cá thể tốt nhất, nhân rộng và phát triển...
Theo nongnghiep.vn
 
 

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập143
  • Hôm nay34,764
  • Tháng hiện tại810,042
  • Tổng lượt truy cập91,983,771
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây