Học tập đạo đức HCM

Thanh Hóa : 9X kiếm hàng trăm triệu/năm nhờ thả dê hoang dã

Thứ bảy - 28/07/2018 05:51
Huấn luyện cho đàn dê tự đi kiếm thức ăn, tự biết tìm hang hốc để ngủ và tránh mưa gió-đó đang là cách làm của anh Mai Văn Hải (27 tuổi) trú tại xóm 7, xã Nga Điền, huyện Nga Sơn (Thanh Hóa). Nhờ cách nuôi dê hoang dã đặc biệt này mà đàn dê của anh Hải luôn phát triển tốt và đem lại nguồn thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.
 
 
Clip: Cho dê sống theo kiểu hoang dã, 8x nhẹ nhàng kiếm hàng trăm triệu/năm.

Về xã Nga Điền hỏi thăm nhà anh Hải không ai là không biết, bởi anh không chỉ là người nuôi dê nhiều nhất nhì ở xã Nga Điền, mà anh có cách nuôi  dê vô cùng đặc biệt. Đàn dê hơn 120 con cứ tối ngày lang thang  trên các núi đá. Ban ngày thì chúng tự leo trèo tìm thức ăn, đến tối thì tự đi tìm hang hốc để ngủ.

Nhanh nhẹn, chịu khó, ham học hỏi đó là những cảm nhận đầu tiên của phóng viên khi mới tiếp xúc với anh Hải. Vừa ngồi tiếp chuyện với phóng viên, anh Hải kể lại câu chuyện bén duyên với nghề nuôi dê núi này.

 thanh hoa : 9x kiem hang tram trieu/nam nho tha de hoang da hinh anh 1

Anh Mai Văn Hải đang đi kiểm tra đàn dê được chăn thả theo kiểu hoang dã.

Nhận thấy nuôi dê cho hiệu quả kinh tế khá cao và rất phù hợp với điều kiện chăn thả tự nhiên trên núi đá ở địa phương nên anh Hải bàn bạc với gia đình và quyết định đầu tư vào nuôi dê. Đầu năm 2014, anh mạnh dạn đưa gần 30 con dê về nuôi thử nghiệm, tuy mới nuôi thử nhưng đàn dê phát triển rất tốt.

Khởi nghiệp từ 30 con dê làm vốn, nhận thấy nuôi loại dê núi này cho hiệu quả kinh tế cao, anh tiếp tục đầu tư để mở rộng mô hình. Sau hơn 4 năm, đến nay quy mô đàn dê núi của gia đình anh Hải đã lên tới hơn 120 con. Trung bình mỗi năm, gia đình anh Hải xuất bán ra thị trường hơn 1 tấn đê thương phẩm, được bán với giá dao động từ 170-180 ngàn đồng/1kg. Sau khi trừ hết chi phí gia đình anh Hải lãi hàng trăm triệu đồng.

 thanh hoa : 9x kiem hang tram trieu/nam nho tha de hoang da hinh anh 2

Dê núi một năm đẻ 2 lứa, mỗi lứa từ 1-2 con, dê con lúc mới đẻ đến lúc cai sữa mất 3 tháng. Dê con sau 1 năm có trọng lượng 25-30kg sẽ được xuất chuồng.

Chia sẻ với Dân Việt, anh Hải cho biết, hiện đàn dê của lên đến 120 con, trong đó dê mẹ là gần 80 con và tất cả đang được nuôi thả theo kiểu hoang dã. Ban ngày thì chúng tự đi kiếm ăn trên các vách núi, còn ban đêm thì chúng tự tìm vào hang để ngủ.

Để cho tận mắt chứng kiến đàn dê được nuôi thả theo kiểu hoang dã, anh Hải dẫn chúng tôi đi xem đàn dê. Phải đi vất vả lắm chúng tôi và anh Hải mới tìm thấy một bầy dê hơn 20 con, còn số khác thì tản ra đi kiếm ăn ở các vách núi khác. “Ban ngày chúng thường tách đàn, phân thành những bầy nhỏ để đi ăn còn đến tối hay mưa gió thì chúng tự về hang để tránh mưa và ngủ nên không cần đến sự chăm sóc của con người ” anh Hải tiết lộ

 thanh hoa : 9x kiem hang tram trieu/nam nho tha de hoang da hinh anh 3

“Nuôi theo kiểu này con dê không khác gì dê núi ngoài hoang dã, mặt khác ở trên núi lại có rất nhiều cây thuốc mà con dê thích ăn nên thịt dê của gia đình thơm ngon hơn ở nơi khác, cũng vì lý do đấy mà dê luôn được bán với giá cao” anh Hải chia sẻ.

Cũng theo anh Hải, tính ra nuôi dê lãi hơn nhiều so với các loại vật nuôi khác, nhanh thu hồi vốn, không sợ ế hàng. Con dê này bản chất là nó thích leo trèo trên núi đá để kiếm ăn nên rất phù hợp với kiểu chăn thả ngoài hoang dã. Ngoài ra, nuôi theo cách này không tốn bất kì một đồng chi phí làm chuồng trại hay thức ăn...

“Chăn thả kiểu này không sợ mất mát do ốm đau hay thời tiết, mà sợ nhất bị trăn rắn nó bắt. Hầu như năm nào đàn dê của  gia đình cũng bị hao hụt mất mấy con do bị trăn, rắn nó bắt. Có những lần đi kiểm tra con trăn 40 kg nó đang bắt một con dê trưởng thành ” anh Hải cho biết thêm.

 thanh hoa : 9x kiem hang tram trieu/nam nho tha de hoang da hinh anh 4

Nhờ nuôi dê theo kiểu sống hoang dã mà mỗi năm gia đình anh Hải bỏ túi hàng trăm triệu đồng.

Với ý chí dám nghĩ, dám làm, cùng sự cần cù, chịu khó, tâm huyết với nghề, đến nay mô hình nuôi dê của anh Hải là một trong những mô hình tiêu biểu trong phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu tại chính quê hương của mình.

Theo danviet.vn

 
 
 
 
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập248
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm247
  • Hôm nay31,761
  • Tháng hiện tại232,379
  • Tổng lượt truy cập85,139,415
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây