Học tập đạo đức HCM

Thầy hiệu trưởng “khởi nghiệp”… với cá

Thứ tư - 06/09/2017 07:49
GD&TĐ - Thầy Nguyễn Hữu Tuấn - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phú Thuận B2 (ngụ ấp Phú Lợi A, xã Phú Thuận B, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp) đã bắt tay vào “khởi nghiệp” với con cá thát lát và cho ra đời sản phẩm cá thát lát không xương được thị trường nhiều nơi ưa chuộng và thu về cho gia đình từ 50 - 60 triệu đồng/tháng sau khi trừ chi phí đầu tư.

 

Thầy hiệu trưởng “khởi nghiệp”… với cá

Sản phẩm độc quyền

Quyết định “khởi nghiệp” từ con cá thát lát, nên cuối năm 2016, thầy Tuấn đã đầu tư trang thiết bị: Sơ chế, tủ đông, nhà lạnh, phòng đóng gói sản phẩm… với số tiền trên 200 triệu đồng. Thầy chia sẻ, ban đầu thấy khách đến quán mang theo cá thát lát đã được ướp và nhờ chế biến món ăn.

Nhận thấy cá thát lát là loại thủy sản nhiều tiềm năng nhưng lượng xương trong cá khá nhiều làm nhiều khách đến quán phải e ngại. Chính điều đó khiến thầy mong muốn có sản phẩm cá thát lát không còn xương để phục vụ du khách và những người thân trong gia đình.

Quy trình kỹ thuật để chế biến cá thát lát không xương đòi hỏi nhiều công đoạn và kỹ thuật rất nghiêm ngặt như: Từ cá thương phẩm đánh vẩy, rửa sạch, mổ bụng, tách xương lớn, phi lê lấy thịt, sử dụng dụng cụ để tách lấy xương nhỏ trong cá. Đây là quy trình rất khó bởi số lượng xương trong cá thát lát rất nhiều và để khách chấp nhận sản phẩm phải tạo ra được con cá thát lát không bị rách da, rách bụng….

Thầy Tuấn cho biết thêm, để tạo ra được con cá thát lát hiện nay thầy đã trải qua không biết bao nhiêu khó khăn, vất vả vì không được trang bị kiến thức, phải tự thực hành và nhiều lần gia đình, bạn bè khuyên nên bỏ cuộc vì không thể nào làm được. Nhưng với niềm đam mê và nghị lực vượt khó thầy đã tự chế nhiều dụng cụ khác nhau để hỗ trợ cho việc tách xương, xử lý cá thát lát phi lê. Những sản phẩm làm rách da sẽ chế biến thành chả cá vì không thể giữ nguyên hình thể của con cá như ban đầu.

Trên thị trường có nhiều loại cá như: Cá sặc rằn, cá tra, cá lóc… đều được chế biến thành khô và nhiều sản phẩm khác. Nhưng sản phẩm cá thát lát rút xương được xem là sản phẩm “độc quyền” ở địa phương và giá không cao nên được rất nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Ban đầu, với sản phẩm làm ra thầy đã sử dụng phương thức “quảng cáo” của riêng mình để sản phẩm đến với bạn bè, người thân, đồng nghiệp….

Sau khi nhận được tín hiệu “đồng ý” thầy đã sản xuất với số lượng lớn để cung ứng cho thị trường, làm quà biếu. Với đặc tính ít bị dịch bệnh và không sử dụng các loại kháng sinh khi nuôi nên cá thát lát rất được ưa chuộng. Không những thế, cá thát lát còn có ưu điểm dễ nuôi, thích hợp với điều kiện thời tiết khác nhau cho sản phẩm an toàn.

Góp phần giải quyết việc làm cho lao động địa phương

Hiện tại, cá thát lát thương phẩm được mua với giá từ 33.000 - 35.000 đồng/kg (loại từ 300 - 500 gram/con). Mỗi tháng thầy Tuấn cung ứng cho thị trường các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 3 tấn cá thát lát rút xương với sản phẩm đóng gói từ 200 - 500 gram/sản phẩm. Mỗi ký cá thát lát rút xương có giá 170.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí đầu tư thầy Tuấn còn thu lại lợi nhuận từ 50 - 60 triệu đồng/tháng.

Chia sẻ về khó khăn trong việc làm cá thát lát không xương thầy Tuấn cho biết, để sản xuất tốt phải tốn nhiều vốn vì đầu tư trang thiết bị khá cao. Mỗi lần mua cá để chế biến phải mua với số lượng từ 3 - 5 tấn/ao với vốn hơn 100 triệu đồng. Khó nhất là việc xử lý, mổ cá không để rách để cá có dáng hình đẹp. Bên cạnh đó để sản phẩm bắt mắt, thầy còn đầu tư hơn 50 triệu để thực hiện phần đóng gói và mẫu mã sản phẩm.

Thầy Tuấn còn đầu tư 2 ao nuôi diện tích 1.000m2 và ao 700m2 để thả nuôi 50.000 con giống nhằm chủ động nguồn nguyên liệu và đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. Thầy Tuấn bộc bạch, cá thát lát được sử dụng chế biến rất nhiều món ăn rất ngon như: Cá thát lát chiên tươi, nướng, sốt chua ngọt, nấu lẩu, hấp gừng…. Chính vì thế phải đảm bảo quy trình “sạch” và “an toàn” từ con cá giống cho đến sản phẩm bàn ăn.

 

Cơ sở cá thát lát rút xương của thầy Tuấn còn giải quyết việc làm cho hơn 10 lao động nữ nhàn rỗi của địa phương có việc làm thường xuyên và thu nhập từ 3 - 4 triệu đồng/tháng giúp ổn định cuộc sống. Chính những đam mê và những động lực tạo ra sản phẩm độc đáo cho người tiêu dùng đã giúp thầy Tuấn thu về cho mình hàng trăm triệu đồng/năm.
Theo giaoducthoidai.vn

 


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập321
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại198,389
  • Tổng lượt truy cập90,261,782
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây