Học tập đạo đức HCM

Bỏ cách truyền thống, học nuôi tôm hữu cơ, 5ha thu đều 15 tấn/năm

Thứ ba - 05/09/2017 19:40
Những mô hình nuôi tôm sạch bệnh, nuôi tôm hữu cơ, sinh thái đang phát triển khá tốt tại các huyện Nhà Bè, Cần Giờ... mang lại doanh thu hàng tỷ đồng cho nông dân ngoại ô TP.HCM mỗi năm. Đây cũng là mô hình nuôi trồng thủy sản được các địa phương này hướng đến, với mục tiêu phát triển bền vững.
   
Nuôi tôm hữu cơ, thu bạc tỷ

Chúng tôi đến thăm mô hình nuôi tôm hữu cơ của ông Nguyễn Mạnh Hùng (ở ấp Doi Lầu, xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ). Mô hình được đầu tư từ năm 2015, với quy mô hiện nay đạt 5ha.

 bo cach truyen thong, hoc nuoi tom huu co, 5ha thu deu 15 tan/nam hinh anh 1

Mô hình nuôi tôm công nghệ cao của ông Hùng mang lại doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm. T.T.H

Theo nhận định của ngành nông nghiệp, nuôi tôm công nghệ cao quan trọng nhất là nguồn nước trước khi đổ vào ao tôm phải là nước biển sạch, có thả một số loại cá để giữ sinh thái ổn định. Con tôm sú giống được nuôi bằng bã đậu nành ủ với men chua trong vòng 45 ngày, sẽ nhanh lớn và tăng trưởng an toàn. 

Trong căn chòi canh cạnh vuông tôm, ông Hùng vừa thư thả rót trà vừa xem lại sổ ghi chép ngày thả giống, theo dõi tình trạng sức khỏe con tôm… Ông Hùng kể, năm 2015, sau vài lần “vấp ngã” vì tôm dịch bệnh, nguồn nước ngày càng ô nhiễm..., ông chuyển từ nuôi tôm truyền thống sang tôm hữu cơ. Ban đầu, ông  cũng không dám chắc về hiệu quả của mô hình. Thế nhưng, kết quả bất ngờ khi sản lượng tôm của mô hình đạt bình quân 15 tấn/năm, việc nuôi tôm cũng an nhàn, thoải mái hơn. Phấn khởi hơn là nuôi tôm hữu cơ, ông không phải lo chuyện đầu ra.

“Cứ tới lứa là các công ty như CP, Co.opmart với các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu đặt hàng mua ngay. Hiện tại, doanh thu của gia đình khoảng 2 tỷ đồng/năm, sau khi trừ các chi phí, lợi nhuận còn lại trên 500 triệu đồng/năm” - ông Hùng chia sẻ.

Chị Trần Thị Bàng (xã Tam Thôn Hiệp, huyện Cần Giờ) có 4ha nuôi tôm thẻ chân trắng đã hơn 10 năm nay. Tuy nhiên, càng về sau người nuôi tôm càng gặp nhiều khó khăn do nhiều yếu tố, nhất là tình hình dịch bệnh ngày càng bùng phát dữ dội. Sau nhiều lần đi tham quan, học hỏi các mô hình nuôi tôm công nghệ cao, cuối năm 2015, gia đình chị Bàng quyết định cải tạo lại khu nuôi, xây dựng 3 ao lắng, 1 ao sẵn sàng, 1 ao chứa chất thải và 4 ao nuôi (diện tích mỗi ao 1.500m2), 2 ao ương  (500m2/ao), chi phí hết 2 tỷ đồng.

Nhờ quy trình nuôi an toàn sinh học, chọn lọc con giống tốt nên con tôm khi thu hoạch đạt được cỡ lớn từ 25 - 30 con/kg. Theo chị Bàng, trước đây nông dân nuôi tôm công nghiệp, môi trường thường bị ô nhiễm nên phải sử dụng kháng sinh, không quản  lý được thức ăn, rủi ro cao. Trong khi đó, nuôi công nghệ cao do có xây dựng hố ga nên những con nào yếu sẽ rớt vào hố ga và được đưa ra ngoài, chỉ để lại những con giống khỏe mạnh...

Mô hình nông nghiệp được “ưu tiên”

Mô hình nuôi tôm hữu cơ đang được ngành nông nghiệp các huyện định hướng sẽ mở rộng cho thêm nhiều hộ nuôi nữa. Đây cũng là sản phẩm nông nghiệp chính của địa phương nên cũng được nhiều “ưu tiên”.

Ông Nguyễn Văn Nam – Chủ tịch UBND xã An Thới Đông (huyện Cần Giờ) cho biết, đầu năm 2016, xã có hai hộ thực hiện chuyển đổi mô hình sản xuất từ nuôi tôm công nghiệp sang nuôi tôm công nghiệp trải bạt lưới và nuôi tôm bằng thức ăn hữu cơ với tổng diện tích 12ha. Mức đầu tư chuyển đổi theo các mô hình này khoảng 500 triệu đồng/ha.

Tính đến nay, sản lượng thu hoạch sau chuyển đổi mùa thuận đạt 40 tấn/ha, mùa nghịch đạt 10 tấn/ha. Thu nhập bình quân mỗi năm khoảng gần 1 tỷ đồng/ha, cao hơn nhiều so với cách nuôi tôm trước đây. Các mô hình này đang được kỳ vọng mang lại thu nhập khá cho các hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn xã.

Còn theo ông Lê Minh Dũng – Chủ tịch UBND huyện Cần Giờ, hiện có 5 hộ áp dụng quy trình nuôi tôm thẻ hữu cơ trên diện tích hơn 9,5ha tại các xã Bình Khánh, An Thới Đông và Lý Nhơn. Đây là mô hình nuôi có hiệu quả, chi phí thấp, tôm nuôi đạt chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, ít ô nhiễm môi trường. So với mô hình nuôi công nghiệp thông thường, nuôi tôm hữu cơ có giá thành thấp hơn 20%, không sử dụng hóa chất, kháng sinh, sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, tỷ lệ thành công cao qua nhiều vụ nuôi, mang lại lợi nhuận trung bình 43,51 triệu đồng/ha. Nhờ đó, giúp các hộ dân nâng cao thu nhập, nâng chất lượng đời sống của gia đình. Việc nhân rộng mô hình nuôi tôm hữu cơ là phù hợp với định hướng sản xuất nông nghiệp đô thị. 

Theo danviet.vn

 
 
 
 
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập280
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại875,989
  • Tổng lượt truy cập92,049,718
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây