Học tập đạo đức HCM

Thay phương pháp tập huấn khuyến nông

Thứ năm - 05/02/2015 02:47
Tập huấn kỹ thuật cho nông dân là một nhiệm vụ quan trọng của hệ thống khuyến nông cấp cơ sở
Tập huấn kỹ thuật cho nông dân là một nhiệm vụ quan trọng của hệ thống khuyến nông cấp cơ sở. Trạm Khuyến nông huyện Cẩm Giàng, Hải Dương đã thay đổi từ tập huấn hội trường thường xuyên sang tập huấn hiện trường, đã gặt hái được nhiều thành công, được đông đảo nông dân hưởng ứng tham gia, các cấp lãnh đạo ghi nhận. Tập huấn hiện trường (huấn luyện hiện trường) hay còn gọi là trình diễn phương pháp là một trong những nội dung chính trong công tác tập huấn nông dân. Với đặc thù của cán bộ khuyến nông huyện là miệng nói, tay làm lại được gần nông dân, gần ruộng đồng, chuồng trại nên cách tập huấn hiện trường được tổ chức thuận lợi và bước đầu gặt hái được những thành công nhất định. Vụ lúa xuân 2014 sau các trận rét đậm rét hại liên tiếp kéo dài xảy ra khiến cho lúa của nông dân chết với tỷ lệ rất lớn. Nhiều hộ rất băn khoăn không biết giữ lại lúa cũ còn sống sót rồi dặm thêm vào hay phá cả ruộng đi gieo cấy lại? Nhờ có cuộc tập huấn hiện trường của cán bộ khuyến nông ngay tại đầu bờ mà nông dân được thấy rõ bộ rễ lúa bị thâm đen rất khó phát triển tiếp. Mặt khác, thời gian rét kéo dài chiếm phần lớn thời gian sinh trưởng của lúa nên giữ lại để chăm bón tiếp thì năng suất sẽ không cao... Cho nên, nông dân yên tâm cày bừa và gieo cấy lại. Kết quả là cuối vụ lúa vẫn cho năng suất cao. Nông dân còn được tập huấn cách làm đất, lên luống, bón phân và trồng rau màu như cà rốt, su hào, dưa hấu, hành tỏi... đúng kỹ thuật và hiệu quả. Điều tra phát hiện sâu bệnh hại cây trồng và tính ngưỡng phun trừ kịp thời; phát hiện lúa bị ngộ độc hữu cơ đầu vụ mùa... Trong chăn nuôi, cán bộ khuyến nông Cẩm Giàng chọn địa điểm ngay tại đầu chuồng là nơi thu hút và tập huấn cho người chăn nuôi. Hướng dẫn họ cách bố trí chuồng trại, máng ăn, vệ sinh, khử trùng và tiêm phòng vắc xin định kì cho gia súc, gia cầm... Có thể nói, việc thay đổi phương pháp tập huấn của Trạm Khuyến nông huyện Cẩm Giàng là một cách làm hay trong công tác khuyến nông cơ sở, góp phần quan trọng vào việc củng cố niềm tin của nông dân, một yếu tố không thể thiếu để hoàn thành tốt nhiệm vụ khuyến nông. Nhờ có phương pháp tập huấn hiện trường mà đông đảo nông dân và người chăn nuôi đều nhiệt tình hưởng ứng và tham gia. Vì họ được nghe giảng, xem cán bộ làm và có thể làm theo ngay được. Bà Vũ Thị Dung, Trạm trưởng Trạm Khuyến nông Cẩm Giàng cho biết: Chuyển sang phương pháp tập huấn này là vất vả cho cán bộ khuyến nông hơn vì phải xuống thực địa SX. Song lại có hiệu quả cao vì đáp ứng được nguyện vọng của nông dân và người chăn nuôi. Đó là kịp thời tháo gỡ được khó khăn, giúp họ yên tâm SX. Chủ đề tập huấn không đơn điệu, dài dòng như tập huấn hội trường thôn xã... Thời gian tập huấn cũng không kéo dài, nông dân tiếp cận và trực tiếp chứng kiến, xem được cách làm trong các khâu kĩ thuật và làm theo nên dễ nhớ, dễ áp dụng. Mặt khác, nhờ tập huấn hiện trường nên mỗi cán bộ khuyến nông cũng thực tế được nhiều, tích lũy cho mình những kinh nghiệm vốn quý của nông dân để chuyển tải cho người khác, nơi khác... Cũng nhờ phương pháp tập huấn này mà cán bộ khuyến nông được gần gũi nông dân hơn, có thời gian trao đổi và tư vấn thêm cho họ những kiến thức, kĩ thuật họ cần. Do đó, lãnh đạo cơ sở và nông dân Cẩm Giàng đã đánh giá rất cao về phương pháp tập huấn này của cán bộ Trạm Khuyến nông. Nông dân hưởng ứng, tham gia nhiệt tình hơn so với các lớp tập huấn hội trường trước đây. Vì họ cho rằng, phương pháp tập huấn như vậy dễ hiểu, dễ nhớ hơn lại ngắn gọn. Cán bộ hướng dẫn là họ được làm theo ngay nên dễ áp dụng, sai đâu sửa đấy... Việc tập huấn trên hội trường thôn, xã thì họ thấy học trước quên sau vì quá dài, nhiều kiến thức lại không có thực hành nên họ nhanh quên. Tờ rơi họ cầm tay thì về nhà vứt xó vì ngại đọc, nhiều người mắt kém có đọc cũng chẳng thấy gì... Tập huấn kĩ thuật cho nông dân có rất nhiều phương pháp, mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và hạn chế khác nhau. Song, muốn được nhiều nông dân nhiệt tình hưởng ứng thì cần phải thay đổi và áp dụng nhiều phương pháp tập huấn khác nhau, mỗi cán bộ, tập thể phải tự làm mới mình thì sẽ đạt được hiệu quả. Duy trì và kéo dài một phương pháp nhất định sẽ khiến cho nông dân nhàm chán và dễ xa rời.

NongNghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập71
  • Hôm nay21,653
  • Tháng hiện tại51,738
  • Tổng lượt truy cập92,429,402
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây