Học tập đạo đức HCM

Thị trường protein động vật: Mong đợi sự cạnh tranh

Thứ ba - 02/01/2018 08:16
Khả năng cung cấp protein động vật trên thế giới dự kiến tăng 1,75% trong năm 2018. Điều này khiến sự cạnh tranh giữa các vật nuôi khác nhau trong cơ cấu tiêu dùng và giữa các nhà xuất khẩu trong tiếp cận thị trường chắc chắn sẽ ngày càng khốc liệt hơn.

Tăng trên toàn cầu

Theo Báo cáo triển vọng protein động vật năm 2018 của Rabobank, việc sản xuất protein động vật trên toàn cầu sẽ mở rộng trở lại vào năm 2018, dẫn đến cạnh tranh gia tăng. Sự bành trướng này sẽ xảy ra trên tất cả các loài vật nuôi và diễn ra ở tất cả các khu vực. 

Xuất khẩu là chìa khóa với ngành thịt EU trong năm 2018 Ảnh: Feednavigator
Xuất khẩu là chìa khóa với ngành thịt EU trong năm 2018    Ảnh: Feednavigator

  

Justin Sherrard, nhà chiến lược toàn cầu về protein động vật tại Rabobank nhận định: “Sản xuất protein động vật sẽ tăng ở tất cả khu vực trên toàn cầu, với tăng trưởng sản xuất sẽ một lần nữa vượt mức trung bình 10 năm. Động lực tăng sản xuất chủ yếu đến từ Brazil, Trung Quốc và Mỹ. Các quốc gia này sẽ là những đối thủ cạnh tranh chính”. 

Xét đến sản xuất theo vật nuôi, thịt bò và thịt heo là các động lực tăng sản xuất protein động vật chính trên toàn cầu. Năm 2018, sản xuất thịt bò toàn cầu được dự báo tăng năm thứ 3 liên tiếp và sản xuất thịt heo toàn cầu được dự báo sẽ trải qua thêm một năm tăng trưởng mạnh tiếp theo. Sản xuất thịt gia cầm cũng được dự báo tăng nhưng với tốc độ chậm hơn so với năm 2017. 

Về thủy sản, nuôi trồng thủy sản tiếp tục là động lực chính cho tăng trưởng nguồn cung thủy sản. Tăng trưởng bền vững trong ngành thủy sản chủ yếu phụ thuộc vào nuôi trồng, mặc dù ngành khai thác cũng được dự báo tăng trưởng sau khi El Nino giảm hoạt động trong năm 2017. Thị trường cá hồi phục hồi, giá bột cá sẽ ổn định và ngành tôm có thể tiếp tục tăng trưởng. “Dự báo thương mại của Rabobank năm 2018 cho thấy, nhiều nước đang tìm cách tăng xuất khẩu và đây sẽ là nguyên nhân chính dẫn đến cạnh tranh tăng trong năm 2018”, ông Sherrard nhận định. 

  

Cơ hội và rào cản

Sản xuất protein động vật mở rộng trên toàn cầu vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức cho các nhà sản xuất và chế biến. ‘Để thành công, thương mại là cách duy nhất để đối phó với sự gia tăng sản xuất liên tục này”, ông Sherrard cho biết. 

Protein động vật dưới dạng % calorie Ảnh: Cookforgood
Protein động vật dưới dạng % calorie     Ảnh: Cookforgood

  

Nhưng điều này không hề đơn giản trong thời điểm hiện nay, bởi các thỏa thuận thương mại cũ thì đang được đàm phán lại, trong khi các hiệp định thương mại mới có vẻ đang rất lâu mới có thể kết thúc. 

Theo Rabobank, chính sách thương mại năm 2018 có vẻ như bị ảnh hưởng từ tính chính trị nặng nề trong chính sách thương mại, như đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA), Brexit và quan hệ thương mại Mỹ - Trung Quốc - vốn không phải là những vấn đề mới nhưng có vẻ đang trở nên quá phổ biến và từ các vấn đề an ninh sinh học như cúm gia cầm, bệnh cúm heo châu Phi và EHP (một loại nấm lây nhiễm trên tôm), một lần nữa trở nên nhạy cảm trước các động thái can thiệp chính trị. 

Lachie Hart, Chủ tịch Hội đồng Công nghiệp thịt Australia cho biết: “Mặc dù Chính phủ hiện nay đang làm việc rất tốt các giao dịch thương mại quốc tế, nhưng khi bạn mở một cánh cửa này ra thì cũng có một cách cửa khác đóng lại. Theo ước tính của ngành, chúng ta đang mất đi khoảng 2,75 - 3 tỷ USD mỗi năm trong việc tiếp cận thị trường đến một số thị trường này thông qua các rào cản thương mại kỹ thuật”. 

Theo Sherrard: “Chính vì thế nên chúng ta đang ở trong tình huống thương mại sẽ tạo ra sự cạnh tranh nhiều hơn giữa các loài vật nuôi, giữa các khu vực kinh doanh - sự biến động và không chắc chắn. Nhưng nó cũng sẽ mang lại cơ hội cho những chuỗi cung ứng protein động vật được kết nối tốt, mạnh mẽ, linh hoạt và sáng tạo”. 

Các nhà phân tích mong muốn sẽ có sự hợp nhất nhiều hơn ở hầu hết các khu vực, thay đổi trong bối cảnh bán lẻ, chẳng hạn như thị trường trực. Bên cạnh đó cũng sẽ tăng cường sử dụng công nghệ, đặc biệt là công nghệ định hướng dữ liệu trong suốt chuỗi cung ứng. Ngoài ra, cũng nên tập trung nhiều hơn vào các protein thay thế, bởi xu hướng này đang thu hút sự quan tâm của khách hàng và các nhà đầu tư. 

Các nhà phân tích dự báo, tổng sản lượng protein động vật sẽ chỉ tăng khoảng 4,5 triệu tấn, tức là 1,75% so với năm ngoái. Sự tăng lên này không có gì đáng ngạc nhiên khi các điều kiện kinh tế và sự tự tin của người tiêu dùng đang ngày càng gia tăng.

 

 

Phương Ngọc

(Theo World-grain, Capitalpress)


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập313
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm312
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại880,965
  • Tổng lượt truy cập92,054,694
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây